Hướng dẫn kỹ thuật chiết cây cẩm tú cầu
Cây hoa cẩm tú cầu là loài thực vật rụng lá, có kích thước khác nhau tùy loài, từ cây bụi nhỏ đến cây to hơn trông như cây thân gỗ. Nếu muốn tự tay trồng hoa cẩm tú cầu, bạn có thể tạo ra các cây mới bằng cách giâm hoặc chiết cành. Có nhiều phương pháp nhân giống, tùy vào việc bạn có cây mẹ hay không và muốn nhân giống bao nhiêu cành.
Trong khoảng một vài năm trở lại đây thì người tiêu dùng thường có xu hướng thích những loại hoa có vẻ đẹp tinh khôi như hoa cẩm túc cầu, bởi không cần quá cầu kỳ mà bản thân cẩm tú cầu đã là một loài hoa tươi xinh đẹp, tự mình tỏa sáng, thế nhưng một nhược điểm của loài hoa này là không không được tươi lâu, nhanh héo, chính vì điều này mà ngày nay chúng ta đã phát triển một kỹ thuật trồng hoa cẩm tú cầu cực nhanh chóng, không đòi hỏi kỹ thuật cao, thực hiện đơn giản ở nhà, để gia đình các bạn luôn có được những chậu hoa cẩm tú tươi xinh nhất.
Cây hoa cẩm tú cầu là loài thực vật rụng lá, có kích thước khác nhau tùy loài, từ cây bụi nhỏ đến cây to hơn trông như cây thân gỗ. Nếu muốn tự tay trồng hoa cẩm tú cầu, bạn có thể tạo ra các cây mới bằng cách giâm hoặc chiết cành. Có nhiều phương pháp nhân giống, tùy vào việc bạn có cây mẹ hay không và muốn nhân giống bao nhiêu cành.
Sau đây, Làm thợ xin được chia sẻ đến mọi người kỹ thuật chiết cây cẩm tú cầu mà vẫn giữ được đặc tính của cây mẹ mang lại hiệu quả cao cho cây trồng.
1. Đặc tính
– Cây cẩm tú cầu là loài cây thân mộc, hoa vô tình, lúc đầu hoa có màu trắng sau đó chuyển thành màu lam hay màu hồng và các màu khác nữa , tùy thuộc vào độ PH của đất đó cao hay thấp và cây ưu bóng râm, ẩm thấp và bạn nên chú ý đó là toàn bộ thân cây đều có chứa độc tố gây ngộ độc cho bất cứ ai ăn phải dù là những cánh hoa nhỏ. Cẩm tú cầu có nhiều trên Đà Lạt, lá to, hoa mọc thành chùm ở đầu cành, hoa màu hồng, trắng, tím rất đẹp. Cây cho hoa vào mùa xuân hè.
– Cây Cẩm Tú Cầu là cây ưu ẩm mát, sống được trong râm và cả môi trường nắng nhẹ, được trồng nhiều ở những công viên, khu du lịch, tạo vẻ đẹp ấn tượng, và cũng được nhiều người trồng làm hoa trang trí cảnh quan trong vườn nhà.
– Cẩm Tú Cầu thích hợp trồng trong râm mát, với ánh sáng nhẹ nhàng, hoặc nằm dưới tán cây lớn là thích hợp nhất, ở Việt Nam điều kiện lý tưởng nhất của cây là khí hậu ở Đà Lạt, ngoài ra cây cũng chịu được nắng một phần, nhưng không được trồng ở nơi có ánh sáng gay gắt vì nắng nóng sẽ làm cây chậm phát triển.
– Cây ưa ẩm ướt nhưng lại không chịu úng, nếu trồng ngoài sân vườn hay trên đồi cỏ thì phải tưới nước thường xuyên một ngày ít nhất một lần cho cây, còn trồng trong chậu thì có thể 2 ngày tưới một lần cũng được, khi tưới cần lưu ý dùng vòi phun tia nhỏ để phun trực tiếp lên lá vừa làm sạch bụi bẩn vừa làm mát cây.
2. Chuẩn bị dụng cụ chiết
3. Thời vụ chiết cây
– Trồng cây hoa Cẩm tú cầu có thể trồng quanh năm nhưng thích hợp nhất vào mùa Xuân hàng năm. Do là cây ưa ẩm và ánh sáng nhẹ nên chính nhờ những cơn mưa phùn mùa Xuân cây sẽ có cơ hội sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
– Việc nhân giống cây cẩm tú cầu thành công nhất khi thực hiện vào đầu mùa hè, vì cây mới mọc sẽ có thời gian cứng cáp trước khi mùa thu đến.
4. Kỹ thuật chiết cây
Cách để trồng hoa cẩm tú cầu bằng cách chiết ta làm như sau
Gồm có 4 phương pháp
– Phương pháp thứ 1: Chọn các cành cẩm tú cầu
1. Gạt lớp phủ và đất xung quanh gốc cây cẩm tú cầu trưởng thành.
2. Tìm một cành có 2 đến 3 cặp lá và không có hoa. Tốt nhất là tìm cành ở gần gốc cây, vì những cành già hơn thường cho ra rễ nhiều hơn.
3. Đảm bảo cành định cắt phải dài ít nhất 12 -15 cm.
4 Cắt cành vào buổi sáng. Tránh cắt vào những lúc lá cây đang héo.
– Phương pháp 2: Trồng cành cẩm tú cầu trong chậu
1. Chuẩn bị chậu để trồng một hoặc nhiều cành.
+ Dùng hỗn hợp gồm 1 phần đất trồng cây hoặc rêu bùn trộn với 1 phần cát hoặc đá vermiculite.
+ Đổ đất vào chậu và làm ẩm toàn bộ đất. Kiểm tra để đảm bảo không có phần đất nào khô.
2. Dùng kéo sắc hoặc kéo tỉa cây để cắt cành đã chọn.
+ Cắt bên dưới mắt lá ít nhất 6 cm.
3. Tỉa bớt lá.
Cắt bỏ những chiếc lá bên dưới cặp lá trên cùng. Bạn cần cẩn thận, nhớ cắt bên trên các mắt lá. Việc tỉa bớt lá sẽ giúp cây ra nhiều rễ hơn.
4. Tỉa một phẩn những chiếc lá trên cùng. Dù không bắt buộc, nhưng cành cây có thể ra rễ nhiều hơn nếu bạn cắt bớt một nửa kích thước của các lá to.
5. Nhúng đầu cắt của cành cây cẩm tú cầu vào hormone kích thích ra rễ. Bạn có thể dùng hormone dạng dung dịch hoặc dạng bột. Cành cây cẩm tú cầu có thể nhân giống mà không cần hormone ra rễ, nhưng rễ sẽ ra nhanh hơn nếu bạn sử dụng hormone này.
6. Cắm cành cây vào chậu đất đã chuẩn bị. Nhẹ tay ấn cành xuống sâu khoảng 5 cm.
7. Chờ cho cành cây ra rễ. Thông thường cành cẩm tú cầu mất khoảng 2-3 tuần để ra rễ, nhưng thời gian này có thể ngắn hơn tùy vào điều kiện nhiệt độ và độ ẩm.
+ Đặt chậu giâm cành ngoài trời nếu nhiệt độ dao động trong khoảng 15,5 đến 27 độ C. Bạn cũng cần cần đặt chậu cây ở nơi có bóng râm một phần và che chắn gió.
+ Để chậu trong nhà nếu ngoài trời có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh so với khoảng nhiệt độ trên. Đảm bảo cành cây phải nhận được ánh sáng mặt trời một phần hoặc gián tiếp.
+ Duy trì độ ẩm trong đất nhưng không để quá ướt. Đất úng nước vì tưới quá nhiều có thể dẫn đến thối rữa.
8. Thử kéo nhẹ một cành sau khi cắm xuống đất được 2-3 tuần. Nếu bạn cảm thấy có lực kháng lại thì nghĩa là cành đã bén rễ. Lúc này bạn có thể đem cành ra trồng hoặc chờ cho hệ thống rễ phát triển hơn.
– Phương pháp 3: Chiết cành từ bụi cây
1. Kéo một cành gần gốc cây bụi sao cho chạm xuống đất.
2. Giữ cố định cành cây. Dùng gạch, đá hoặc vật nặng chặn lên cành cây.
3. Tiếp tục tưới nước như thường lệ. Giữ cho đất ẩm.
4. Nhấc gạch hoặc đá ra và kiểm tra xem cành cây có ra rễ không.
5. Thay viên gạch hoặc hòn đá nếu rễ chưa xuất hiện, hoặc rễ cây chưa chạm xuống đất. Kiểm tra lại sau một tuần nữa.
6. Cắt cành cây rời khỏi cây mẹ.
7. Đào phần rễ dưới đất. Cẩn thận đừng làm đứt rễ của cành cây hoặc của cây mẹ.
8. Trồng cành cây ra nơi bạn muốn trồng. Đảm bảo cây được trồng dưới bóng râm một phần.
– Phương pháp 4: Kích thích cành ra rễ trong nước
1. Chuẩn bị cành bằng cách tỉa bớt lá. Cắt một cành không có hoa hoặc nụ, dài ít nhất 10-15 cm. Tỉa các lá phía dưới. Cắt bớt nửa lá bên trên.
2. Cắm cành cây vào bình hoặc cốc nước. Bình hoặc cốc thủy tinh trong suốt là tốt nhất, vì bạn có thể theo dõi rễ cây mọc ra.
3. Chờ rễ cây xuất hiện.
4. Thường xuyên thay nước trong bình để ngăn ngừa mốc.
5. Đem cành cây ra trồng khi rễ đã mọc.
5. Chú ý
– Hầu hết các nhà làm vườn thành công với phương pháp cho cây ra rễ trong đất hơn là trong nước.
– Bạn có thể cất các cành cẩm tú cầu trong tủ lạnh qua đêm nếu chưa trồng được ngay.
– Giữ khoảng cách tương đối giữa các cành để lá của cành này không chạm vào cành kia dẫn đến thối rữa.
– Nếu bạn trồng cành có hoa, cây cẩm tú cầu mới trồng sẽ không ra hoa. Các cành ra hoa năm trước sẽ không nở hoa trong năm nay.
Xem thêm tại chuyên trang Trồng hoa: tronghoa.vn
Xem thêm