Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành cây hoa hồng nhung
Đối với hoa hồng nhung thì nên dùng cách nhân giống bằng cách chiết cành vì không những đơn giản dễ làm, cho tỷ lệ thành công cao mà còn nhanh cho hoa và vẫn giữ được những đặc tính quý của cây mẹ là hoa to và rất đẹp.
Hoa hồng nhung không chỉ mang vẻ đẹp đầy kiêu sa, đầy quyến rũ mà chúng còn sang trọng tinh tế nhất. Hoa mang trên mình biểu tượng của tình yêu mãnh liệt, nồng cháy nhất, một tình yêu vĩnh cửu sắc son như màu đỏ thắm của những cánh hoa hồng mang đến. Hoa hồng có nhiều chủng loại và màu sắc khác nhau, đây là loại hoa rất quen thuộc đối với chúng ta nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa sâu sắc mà chúng mang lại.
Để nhân giống cây hoa hồng, có thể tiến hành bằng nhiều cách: gieo bằng hạt, giâm bằng cành, chiết cành hoặc ghép… Nhưng đối với hoa hồng nhung thì nên dùng cách nhân giống bằng cách chiết cành vì không những đơn giản dễ làm, cho tỷ lệ thành công cao mà còn nhanh cho hoa và vẫn giữ được những đặc tính quý của cây mẹ là hoa to và rất đẹp. Sau đây, Nghề nông xin được chia sẻ đến mọi người kỹ thuật nhân giống cây hoa hồng bằng phương pháp chiết cành đem lại hiệu quả cao cho cây trồng.
1. Đặc tính cây hoa hồng nhung
Hồng nhung thuộc giống cây bụi thấp, thuộc chi hồng, thân gỗ mọc đứng, màu xanh đậm, nhiều cành, gai cong, bộ rễ chùm mở rộng chiều ngang khá lớn. Lá kép lông chim, mọc nách, ở cuống lá có lá kèm nhẵn, mỗi lá kép có 3-5 hay 7-9 lá chét, xung quanh lá chét có nhiều răng cưa nhỏ. Tuỳ giống mà lá có màu sắc xanh đậm hay xanh nhạt, răng cưa nông hay sâu, hình dạng khác nhau. Khác với các giống hồng thường, cây hồng nhung chỉ có 1 hoa trên cuống dài, cứng, đài hoa dày, có màu xanh.
Hoa có nhiều kích thước khác nhau, cánh hoa dày. Màu sắc đỏ sẫm vốn như tên gọi của nó. Hoa hồng thuộc loại hoa lưỡng tính, nhị đực và nhị cái trên cùng 1 hoa, các nhị đực dính vào nhau bao xung quanh vòi nhụy. Khi phấn chín rơi trên đầu nhụy nên có thể tự thụ phấn.
Cây cho ra quả hình trái xoan được bao bọc bởi các cánh đài còn lại. Phần hạt nhỏ có lông, có khả năng nảy mầm nhưng rất kém.
Hương thơm đậm hơn hồng thông thường, tạo cảm giác lưu luyến, mê hoặc khó phai.
Hồng là cây ưa sáng, ánh sáng đầy đủ giúp cây sinh trưởng tốt. Nếu thiếu ánh sáng cây sẽ bị tiêu hao chất dự trữ trong cây. Khi cây còn nhỏ yêu cầu độ về cường độ ánh sáng thấp hơn, khi cây lớn yêu cầu ánh sáng càng nhiều hơn.
2. Chuẩn bị dụng cụ
- Vật liệu bó bầu: đất bùn ao, phân hữu cơ hoặc cám sơ dừa, rễ cây lục bình phơi khô
3. Thời vụ
Có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất vẫn là vụ chính: vụ xuân 2-4 và thu hoa vào tháng chin cùng năm, vụ thu tháng 9-10 thu hoa vào tết Nguyên đán.
4. Kỹ thuật chiết cành hoa hồng nhung
Tuy có nhược điểm là hệ số nhân giống thấp, nhưng lại có ưu điểm là nhanh ra hoa, cây con sau này sẽ cho hoa đẹp như cây mẹ mà ta chiết nhánh và đặc biệt là rất dễ làm và dễ thành công hơn các phương pháp trên. Nếu số lượng cây giống cần không nhiều, chúng ta nên áp dụng cách này.
Về cách làm bạn có thể tiến hành như sau:
– Chọn những cành bánh tẻ có chiều dài trên dưới 25cm, và đường kính 5 – 6mm, mập khoẻ tán lá tương đối đều, bộ lá màu xanh đậm, không bị sâu bệnh.
– Tại vị trí cách ngọn cành khoảng trên dưới 25cm, khấc một khoảng vỏ trên dưới 15 – 20mm, sau đó bóc bỏ lớp vỏ vừa khoanh, cạo sạch lớp nhớt trên bề mặt gỗ, chờ khoảng 1, 2 ngày chỗ khấc vừa khô nhựa là có thể bó bầu được. Để bầu chiết mau ra rễ, trược khi bó bầu bạn nên dùng thuốc kích thích ra rễ bôi vào vết khấc bên trên (thuốc này bạ có thể mua ở cửa hàng thuốc Bảo vệ thực vật ). Trong khi chờ bó bầu nên dùng một cái lá quấn phủ kín chỗ khấc để chỗ khấc không bị mất nước quá nhiều, khô chết.
– Về chất liệu để bó bầu bạn dùng 1/2 đất bùn ao (đất phù sa hay đất có nhiều mùn ở mặt vườn) phơi khô, đập nhỏ trộn với 1/2 phân hữu cơ đã ủ mục.
– Nếu không có những chất liệu trên bạn cũng có thể dùng cám sơ dừa hay rễ cây lục bình (bèo tây) rửa sạch phơi khô phun nước cho vừa đủ ẩm (muốn biết chất liệu này đã đủ ẩm hay chưa bạn thử bằng cách cầm một nắm chất liệu trong tay bóp chặt nếu thấy nước rịn ra ở kẽ các ngón tay là vừa đủ ẩm).
– Sau khi đã tạo chất liệu đủ ẩm, dùng một khoảng chất liệu lớn khoảng bằng quả trứng vịt đắp vào chỗ đã khấc trên cành chiết, sau đó lấy bao nilông bao lại rồi cột chặt hai đầu. Sau một thời gian chỗ khấc sẽ ra rễ, khi nào thấy rễ ra nhiều, rễ từ màu trắng chuyển sang màu hơi vàng nâu là có thể cắt bầu chiết.
– Sau khi cắt xếp bầu chiết vào chỗ râm mát, tưới nước chăm sóc chu đáo để cây tiếp tục ra thêm rễ. Muốn cho chắc chắn bạn nên trồng nhánh chiết vào các giỏ tre lớn hơn để cây phát triển thên bộ rễ, khoảng vài tháng sau thì đem trồng. Khi trồng nhớ cắm cọc giữ cho cấy chắc chắn, tránh để gió to lay động làm bật gốc hư rễ, nhớ che nắng và tưới đủ ấm cho cây thường xuyên.
5. Chú ý
– Từ khi cành chiết ra đọt non, lá mới, nhớ quan sát thường xuyên để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ kịp thời sâu ăn lá, rệp sáp hại trên những bộ phận non mới ra này.
– Mùa nắng tưới 1lần/ngày, mùa mưa nếu sau 2 ngày không mưa thì tưới. Và phải tưới vào buổi chiều mát và không được tưới quá muộn, nước còn động lại nấm bệnh rễ phát sinh gây hại.
– Hồng thích hợp trên đất thịt hay thịt nhẹ. Nên chọn nơi đất cao không bị ngập úng, bằng phẳng, tơi xốp thông thoáng, pH từ 6-6,5, đầy đủ ánh sáng.
Trước khi trồng phải làm đất kỹ, lên luống cao 30 cm, luống hình thang, mặt luống rộng 60-70 cm, rãnh luống rộng 40, xới đất sâu 30 cm. Sau khi làm đất xong tiến hành bổ hốc theo mật độ đã định, bón lót lấp đất xong mới trồng.
Xem thêm tại chuyên trang Trồng hoa: tronghoa.vn
Xem thêm