Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành cam sành
Trồng cây ăn quả - lamtho.vnCam sành là một giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh có quả gần như quả cam, có nguồn gốc từ Việt Nam. Quả cam sành rất dễ nhận ra nhờ lớp vỏ dày, sần sùi giống bề mặt mảnh sành, và thường có màu lục nhạt (khi chín có sắc cam), các múi thịt có màu cam.Cam Sành được mọi người biết đến như một loài đặc sản của Việt Nam. Cam Sành kế thừa nhiều đặc điểm nổi bật của cam truyền thống nhưng cũng phát triển và khắc phục được nhiều nhược điểm. Ví dụ như độ chua, độ thích nghi với môi trường khác nhau cũng như năng suất thu được.
Bên cạnh đó, Cam Sành còn được lòng mọi người bởi hương vị ngon ngọt và mát dịu. Đối với những ai đang có nhu cầu tìm hiểu về kỹ thuật trồng và nhân giống cây Cam Sành thì dưới đây Làm thợ sẽ giúp bạn tìm hiểu về cam sành và kỹ thuật chiết cành cam sành đem lại hiệu quả cho cây trồng, mang lại năng suất cao cho nhà nông trồng vườn.
1. Đặc tính cam sành
– Thân, tán, lá: Cây có tán cây hình dù, lá không eo, màu xanh đậm. Cây cao 3-3,5 m, đường kính 3-4 m.
– Hoa, quả, hạt: Trái có dạng hình tròn, có đường kính 4-12 cm, bên trong có chứa 8-11 múi. Trái có thịt mềm nhiều sơ đang chặt chẽ với nhau và nhiều hột có hạch cứng bao xung quanh, trọng lượng trung bình 235,9g, vỏ màu xanh đến xanh vàng khi chín, sần và dầy 3-5 mm. Tép màu vàng cam đậm, nhiều nước, vị ngọt chua, có mùi thơm.
– Quả cam sành có đặc điểm là vỏ dày sần sùi, lớp cùi phía trong cũng dày hơn các loại quả khác cùng chi.
– Độ chín quả quả cũng rất dễ nhận biết ở sự thay đổi màu sắc của lớp vỏ ngoài, khi đạt đến độ chín chúng có sắc cam, màu rất tươi. Quả cam to nhất được ghi nhận có thể lên tới 800 gram. Trung bình mỗi quả cam chất lượng có trọng lượng khoảng 280 gram/trái.
– Cây cam sành có đặc tính ưa đất vùng núi với khí hậu mát mẻ, chúng dễ sinh trưởng ở những vùng này. Vì vậy, cùng với Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang trở thành vùng trồng cam sành chủ chốt. Khoảng những năm 1990 một số hộ dân thuộc huyện Bắc Quang đem giống cam sành về trồng thử nghiệm, thời điểm ban đầu người dân trồng cam sành trong vườn gần như chỉ để cho gia đình ăn, chứ chưa được thương mại hóa, một số ít được đem ra chợ bán.
2. Ưu điểm và nhược điểm khi chiết cành cam
– Ưu điểm
- Cây con giữ nguyên được đặc tính của cây mẹ.
- Cây sinh trưởng, phát triển nhanh, ra quả sớm.
- Thời gian nhân giống nhanh.
- Đơn giản dễ làm, tỷ lệ sống cao.
– Khuyết điểm
- Cây chiết nhanh già cỗi.
- Hệ số nhân giống thấp, gây tổn thương cây mẹ, dễ nhiễm bệnh.
3. Chuẩn bị dụng cụ
4. Thời vụ chiết cành cam
Vụ thu đông tháng 9 và vụ xuân hè tháng 3 và 4
5. Phương pháp chiết cành cam
– Vật liệu bó bầu
- Hỗn hợp theo tỷ lệ 1/3 đất, 2/3 phân chuồng hoại mục, tro trấu, hay mụn xơ dừa.
- Môi trường bó bầu làm ẩm lên đến 70%
- Bầu chiết có đường kính từ 6-8cm, trọng lượng từ 150-300g, chiều dài từ 10-12cm.
– Cách chọn cành
- Chọn cành lưng chừng tán, ngoài bìa tán không mang hoa, quả và không sâu bệnh.
- Chọn cành có vỏ cây từ màu xanh chuyển sang sám.
- Chiều dài cành 40-60cm, có 2 nhánh, đường kính gốc cành từ 1-1.5cm
– Thao tác thực hiện
- Khoanh tròn cành chiết ở hai đầu cách nhau từ 3-5cm, cách gốc cành 10-15cm.
- Dùng mũi dao bóc vỏ vùng đã khoanh và cạo sạch
- Dùng nguyên liệu chuẩn bị bó bầu, giàn mỏng đều đủ bó quanh cành.
- Dùng dây nilon bó chặt đầu dưới của bầu bó dần theo đầu trên theo mái lợp, buộc chặt không cho bầu chiết xoay tròn.
– Cắt cành chiết
- Sau 30-60 ngày khi rễ chuyển từ màu trắng sang màu vàng ngà hay vàng đậm tiến hành cắt cành chiết .
– Chăm sóc cành khi cắt cành chiết
- Mật độ giâm cành chiết 20x20cm, hoặc 30x30cm
- Che bớt 50% ánh sáng tự nhiên, tưới nước 2 ngày 1 lần.
- Sau 5-10 ngày tưới 1-2 ngày 1 lần
- Sau 15-20 ngày bỏ bớt mái che để cây quen dần với ánh sáng tự nhiên.
- Sau 45-60 ngày, chú ý phun thuốc trừ sâu, cắt cành sửa tán trước khi đem trồng.
6. Chú ý
– Phải chọn cành để chiết từ những cây trội hoặc cây đầu dòng mang nhiều ưu điểm về khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng quả và khả năng chống chịu sâu bệnh hại;
Không chiết cành từ những cây già cỗi, năng suất, chất lượng quả thấp;
– Tốt nhất là chọn chiết những cành ở phần trên của tán cây, cành xiên, ở chỗ có nhiều ánh sáng, cành thô, lá mọc dày, lóng ngắn.
– Không chiết cành ở đỉnh ngọn, những cành vượt mọc ở trên thân chính hoặc ở phía chân các cành lớn, vì khó ra rễ do nhiều nước, lóng dài đường bột tích lũy ít.
– Không chiết những cành quá to làm suy kiệt cây mẹ, không được tận dụng những cành già cỗi ở phía dưới, thậm chí ở trong tán cây vì dù có ra rễ, cành sẽ vô giá trị, khi trồng cây sinh trưởng kém, còi cọc.
– Kích thước cành chiết phù hợp có đường kính từ 1,5 – 02cm, tuổi cành từ 1 – 3 năm./.