Hướng dẫn kỹ thuật bấm ngọn tỉa cành các cây dưa
Bấm ngọn tỉa cành có tác dụng rất lớn trong quá trình trồng trọt, cho nên đối với các loại dưa như dưa leo, dưa lưới, dưa chuột, dưa vàng bước bấm ngọn tỉa cành là không thể thiếu nó sẽ giúp cho cây phát triển chồi nách và cho hoa nhiều hơn.
Trong trồng trọt, việc bấm ngọn, tỉa cành có tác dụng rất lớn trong việc tăng năng suất cây trồng. Đầu tiên, việc bấm ngọn giúp cây tập trung vào phát triển chồi nách. Vì vậy, với các loại cây dây leo như dưa lưới, dưa chuột, dưa vàng,… cây sẽ phát triển chồi nách và cho hoa nhiều hơn. Tiếp theo, việc tỉa các nhánh xấu giúp cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi các cành khỏe, cũng như nuôi quả.
Thường các bạn gieo hạt trồng cây ăn quả như dưa chuột, dưa lưới hay dưa lê cây lên xanh tốt, nhiều nhánh nhiều quả nhưng quả bị còi, phát triển chậm. Hoặc muốn ngắt ngọt nhưng không biết ngắt sao cho đúng để không làm ảnh hưởng đến cây.
Để dưa ra quả to và ngọt dưới đây, làm thợ xin được chia sẻ đến mọi người kỹ thuật bấm ngọn, tỉa cành dưa lưới ( Kim cô nương), dưa chuột, dưa lê.
Chuẩn bị dụng cụ
1. Dưa lưới ( Kim cô nương)
Dưa Kim Cô Nương là loại dưa đặc sản được nhiều người yêu thích. Dưa Kim Cô Nương được trồng từ hạt và cho thu hoạch sau gần 3 tháng. Mỗi quả dưa lớn lên thường nặng từ 1,8 đến 3,6 kg tùy theo điều kiện tự nhiên và quá trình chăm sóc.
Khi trồng dưa trong chậu, trọng lượng quả cho ra sẽ có thể nhỏ hơn nhưng độ ngọt không giảm. Dưa Kim cô nương có hai vụ trồng là vào tháng 3 âm lịch hoặc tháng 8 âm lịch.
Những trái dưa vàng tròn lẳn của anh Hiển (Hải Phòng).
Khi cây được vài lá thật , cây dưa kim cô nương sẽ đẻ nhánh ở các nách lá. Lúc này, người trồng cần phải bỏ hết những nhánh này đi, chỉ để nhánh ở nách lá thứ 8-10. Khi nhánh này mọc dài, tiến hành bấm ngọn cho nhánh, chỉ giữu lại một hoa cái và một lá cạnh hoa cái.
Giai đoạn bấm ngọn tiếp theo là khi quả được thụ phấn và lớn dần lên. Lúc này ta đếm lá trên thân chính và bấm ngọn, chỉ giữ lại 22-25 lá trên thân chính tính từ gốc để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
2. Dưa chuột ( dưa leo)
Cây dưa chuột là một loại cây dễ trồng, dễ ăn. Gia đình có thể trồng dưa leo trong thùng xốp tại nhà quanh năm để lấy quả nấu ăn, làm đẹp. Cây dưa chuột ưa nhiệt nên khi vào hè có nhiều nắng sẽ phát triển nhanh ra quả to và nhiều.
Khi cây được 3,4 lá thật cây sẽ đẻ nhánh. Lúc này, bạn bấm nhánh đầu tiên của nách lá, để lại hoa và một lá.
khi cây dưa chuột ra 3 đến 4 lá thật sẽ bắt đầu mọc tua và nhìn kĩ có thể thấy nụ hoa đực nhú ra tại nách lá thứ 2
Lúc này các nách khác cũng tiếp tục đâm nhánh. Bấm nhánh tưong tự như nhánh đàu tiên, kết hợp thụ phấn cho các hoa cái khi hoa nở. Khi thân chính có khoảng 10 đến 12 lá thì bấm ngọn chính để cây tập trung đẻ nhánh cho quả sai hơn và dồn dinh dưỡng nuôi quả.
Khi thấy thân đã đủ dài thì tiến hành bấm ngọn. Sau này thân chính hoặc nhánh hết quả thì cây lại ra nhánh mới đến khi nào già cỗi thì thôi. Các bạn trồng dưa leo nhớ là thu hoạch quả non một chút ăn sẽ ngon hơn mà không hại cây để cây có thể nuôi quả khác. Để quả quá già khiến cây nhanh cằn, ảnh hưởng đến đợt quả sau.
3. Dưa lê
Dưa lê là một quả rất ngọt và thanh mát, thích hợp với thời tiết nắng nóng khi vào hè. Thông thường mọi người trồng dưa lê vào độ cuối tháng 3 đầu tháng 4 dương lịch. Chỉ khoảng sau tháng rưỡi đem trồng giàn dưa lê sẽ cho nhiều trái thơm ngọt.
Dưa lê trồng thùng xốp của chị Thu Huyền (Tây Hồ, Hà Nội)
Khi trồng dưa lê cần lưu ý bấm ngọn khi cây dưa phát triển được 5 đến 6 lá thật. Thao tác này giúp cây sớm đẻ nhánh ở nách lá và cho quả sai hơn. Khi ngọn ở các nách lá phát triển được 5 đến 6 lá lại tiếp tục bấm ngọn, kết hợp thụ phấn cho các hoa cái khi chúng nở.
Xem thêm
- Hướng dẫn cách trồng cây hoa lồng đèn
- Hướng dẫn cách trồng cà tím sạch tại nhà
- Hướng dẫn cách trồng cây cà chua thân gỗ độc lạ