Hướng dẫn kỹ thuật ghép cây táo ta
Táo ta (táo chua) là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng. Táo có thể nhân giống bằng hạt, cắm hom, chồi rễ, chiết và ghép. Nhân giống bằng hạt biến dị nhiều nên hiện chỉ dùng làm gốc ghép. Phổ biến hiện nay là phương pháp ghép mắt và ghép áp. Nên dùng táo chua làm gốc ghép.
Ở nước ta, cây táo ta trồng ở phía Bắc lẫn phía Nam với nhiệt độ thích hợp từ 25 – 32 độ C và cần nhiều ánh sáng. Táo thích hợp nhất với đất thịt pha cát, phù sa ven sông, đủ ẩm, pH từ 5 – 7. Bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu nên chống gió bão tốt. Táo ta (táo chua) là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng. Nó có khả năng chống oxy hóa, chữa chứng suy giảm trí nhớ, đề phòng bệnh cảm lạnh, nuôi dưỡng tóc, giảm đau đầu, chữa bệnh dạ dày, ngừa táo bón…
Táo ta có thể nhân giống bằng hạt, cắm hom, chồi rễ, chiết và ghép. Nhân giống bằng hạt biến dị nhiều nên hiện chỉ dùng làm gốc ghép. Phổ biến hiện nay là phương pháp ghép mắt và ghép áp. Nên dùng táo chua làm gốc ghép.
Sau đây, Làm thợ sẽ hướng dẫn mọi người cách ghép táo ta mang lại hiệu quả cao.
1. Đặc tính của táo ta
Táo (táo ta, táo gai) có tên khoa học (Ziziphus mauritiana), là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc châu Phi. Táo ta quả nhỏ, chỉ có một hạt rất rắn, hai tai lá biến thành gai. Táo là loại cây trồng thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau, sau một năm bắt đầu cho thu hoạch, năng suất cao và ổn định. Ở nước ta, táo trồng ở miền Bắc và cả miền Nam.
Cây có thể lớn rất nhanh thậm chí trong các khu vực khô và cao tới 12 mét và đạt tuổi thọ 25 năm.
Chúng có thể là loại cây bụi rậm rạp, cao từ 1,2-1,8 m (4– 6 ft) hoặc cây thân gỗ cao từ 3–9 m (10–30 ft) hay thậm chí tới 12 m (40 ft); mọc thẳng hoặc tỏa tán rộng, với các cành rủ xuống và có hoặc không có lông bao phủ, các cành nhánh ngoằn ngoèo, không gai hoặc có các gai nhỏ, thẳng và sắc.
Chúng có thể là loại cây thường xanh hoặc không có lá trong vài tuần trong mùa hè nóng bức.
2.Chuẩn bị dụng cụ
- Dao ghép cành
- Băng keo ghép chuyên dụng
3. Thời vụ
Táo có thể trồng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, riêng các tỉnh phía nam có thể trồng quanh năm, song tốt nhất là trồng vào mùa mưa (tháng 5- 10). Táo ít đòi hỏi về điều kiện đất đai so với các cây trồng khác, nhưng tốt nhất là đất phù sa, giữ ẩm và thoát nước tốt.
4. Kỹ thuật ghép táo ta
– Chuẩn bị gốc ghép và cành ghép: Gốc ghép cần được lau sạch. Chọn cành ghép bánh tẻ trên cây mẹ đã được chọn nh có năng suất cao, phẩm chất quả ngon, ít sâu bệnh….
– Lựa chọn mầm ghép: ở nách lá táo thường có 2 loại mầm là mầm sinh dưỡng và mầm hoa. Tùy theo giống và điều kiện ngoại cảnh mà hai loại mầm cùng phát triển hoặc chỉ phát triển một loại vì mầm này phát triển sẽ ức chế mầm kia.
Quan sát trên một cành táo ta có thể lấy mầm ghép được ta thường thấy từ gốc đến ngọn có những loại mầm sau đây:
1. Mầm ẩn: ở nách lá không có u lồi (thường lá đã rụng), mầm này không mọc.
2. Mầm hình bầu dục: Giữa nách lá có u lồi hình bầu dục hoặc hình hạt vừng, chân mầm gọn, thẳng đứng. Mầm này thường mọc và có nhiều ở đoạn gốc cành sinh ra từ mầm bất định của phần gốc cành già trong tán cây.
3. Mầm hình tam giác: Phía đầu trông tựa có túm lông hình đuôi chim, đây là do lá bắc tạo thành. Chân mầm thường choãi nhiều về phía dới tạo thành hai góc đáy của tam giác, màu nâu bạc. Mầm này thường mọc rất chậm có khi đến 3-4 tháng sau, hoặc khung mọc. Nếu mọc thường có 2-4 lá to xòe ra. Sau khoảng 10-15 ngày mầm mới nhú rõ, lúc đầu yếu nhưng về sau khỏe, muốn mầm bật lên nhanh thì cắt phiến lá xòe đó đi.
4. Mầm hình quả tim: Trông nh hình quả tim nổi lên giữa nách lá, thường có màu nâu đỏ, chỉ sau khi cắt phần trên của gốc ghép từ 2-7 ngày là mọc thành cành vơn dài ra rất nhanh. Loại mầm này thường có nhiều ở phần giữa cành hoặc trên các cành bé trong tán cây (cành tay).
5. Mầm hoa: Phía ngọn cành mẹ hoặc cành quả ngoài tán thường có nhiều mầm hoa, phát triển thành chùm hoa trông rất rõ. Cũng có khi chùm hoa này rụng đi còn lại vết cuống hoa hình tròn.
Đối với giống táo Thiện Phiến ngọt, cành mầm hoa không thấy có mầm sinh dưỡng nên loại mầm này thường không mọc.
Đối với giống táo Gia Lộc thì cành mầm hoa, mầm sinh trưởng cũng phát triển tốt nên tỷ lệ mọc cao (mặc dù không khỏe bằng các loại mầm sinh dưỡng ở phần cành).
6. Mầm hình cung: Rất bé, thường nằm cạnh mầm hoa phía ngọn cành hoặc trên các cành bé. Loại mầm này khó mọc.
7. Mầm cạnh: ở ngay gốc cành đâm ra từ nách lá thường có mầm cạnh nằm nghiêng tạo với trục cành một góc 45°. Đây là loại mầm sinh dưỡng có khả năng sinh trưởng mạnh, nên tận dụng khi ghép.
Nếu sản xuất nhiều có thể trồng riêng một vườn táo để lấy mắt ghép.
Nếu ghép áp thì dùng gốc ghép ương trong bầu, cắt cụt ngọn cách gốc khoảng 20 – 30cm vót thành hình nêm rồi luồn vào một lát cắt xiên trên cành ghép cho vừa khít, dùng dây quấn chặt lại, sau khoảng 15 – 20 ngày thì liền vỏ. Chỉ cần trên cành ghép có một mắt với một lá là ghép được với một bầu gốc ghép, vì vậy 1 cành ghép có thể buộc nhiều gốc ghép.
Sau khi ghép 2 – 3 tháng là có thể cắt đi trồng, cộng lại từ khi gieo hạt đến khi trồng chỉ 5 – 6 tháng. Phải chăm sóc tốt cây ghép trước khi trồng.
5. Chú ý
- Phòng trừ sâu bệnh: Táo thường bị bọ xít xanh, rệp dính, sâu gặm đục quả phá hại, phun phòng trừ bằng Wofatox 0,1- 0,15% hoặc Bi58 0,1%.
- Chăm sóc và chú ý bón phân, Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
- Táo có thể ở sống nhiều loại đất nhưng thích hợp đất thịt pha cát, phù sa ven song. Nhiệt độ thích hợp từ 25 – 32oC, cần nhiều ánh sáng và đủ ẩm, pH từ 5-7. Bộ rể phát triển mạnh, ăn sâu nên chống gió bão tốt, có thể dùng làm cây chắn gió.
Xem thêm