Hướng dẫn kỹ thuật ghép cây nho
Hiện nay có 2 cách ghép cây nho thường được áp dụng là ghép mắt và ghép cành (ghép nêm). Cả 2 phương pháp ghép đều cho tỉ lệ sống tương đương nhau. Tuy nhiên, ghép nêm thì khả năng liên kết giữa các phần được ghép với gốc ghép tốt hơn, mầm nảy ra không bị sứt.
Quả nho nổi tiếng là loại quả ngon, giàu dinh dưỡng, giá trị cao được nhiều người yêu thích. Trồng nho thì dễ tuy nhiên để cây sinh trưởng phát triển tốt, cho quả sai, to mọng thì không phải ai cũng biết. Tham khảo bài viết này để tìm hiểu kỹ thuật nhân giống nho đạt hiệu quả cao nhé
Hiện nay có 2 cách ghép cây nho thường được áp dụng là ghép mắt và ghép cành (ghép nêm). Cả 2 phương pháp ghép đều cho tỉ lệ sống tương đương nhau. Tuy nhiên, ghép nêm thì khả năng liên kết giữa các phần được ghép với gốc ghép tốt hơn, mầm nảy ra không bị sứt. Làm thợ xin giới thiệu đến quý độc giả các bước ghép cây nho mà Cây trồng vật nuôi đã thực hiện để giúp tăng khả năng sinh trưởng cho cây!
1. Chuẩn bị dụng cụ:
a, Tiêu chuẩn gốc ghép:
- Khi chồi ở gốc ghép cao khoảng 40 – 50cm, có khoảng 5 – 7 lá và đường kính khoảng 5 – 6mm có thể tiến hành ghép.
- Nho trong vườn ươm thường ghép ở độ cao từ 20 – 30cm so với mặt bầu.
- Chọn những đốt trên chồi ghép đã hóa gỗ nhưng không qúa già, lóng thân nơi ghép dài tối thiểu 3cm.
- Loại bỏ những chồi bị dị dạng, bị sâu bệnh, chồi còn quá nhỏ…
b, Tiêu chuẩn chồi ghép
- Chồi ghép được lấy từ cành cấp 2 hoặc cấp 3 trên thân
- Chồi ghép không quá già hay quá non (cành bánh tẻ)
- Chồi ghép được cắt hết lá, chừa lại 1 mắt đốt và chiều dài chồi trước khi ghép khoảng 5 – 7cm.
- Chồi ghép sau khi lấy về cần được ghép ngay, không nên để đến ngày hôm sau.
c, Dụng cụ ghép cây nho
- Dao ghép cành cây
- Băng keo quấn tự dính
2. Các bước thực hiện ghép cây nho
Bước 1: Xử lý gốc ghép
Mở gốc ghép
- Chọn vị trí ghép trên gốc ghép: Chọn phần bánh tẻ trên thân gốc ghép, cách mặt bầu 20 – 30cm.
- Mở gốc ghép: Cắt bỏ phần ngọn gốc ghép từ vị trí đã xác định, sau đó dùng dao ghép chẻ đều dọc giữa thân sâu 2 – 2,5cm.
Bước 2: Xử lý chồi ghép
- Chồi ghép được vát hai bên thật đều thành hình nêm dài 1,5 – 2cm, không nên tạo nêm quá ngắn hay quá dài vì sẽ khó tiếp hợp vết ghép
Chọn chồi ghép
Tạo nêm ghép
Bước 3: Ghép
Cố định mối ghép bằng băng keo tự dính
- Tiếp hợp chồi ghép với gốc ghép: Đưa chồi ghép vào gốc ghép sao lớp vỏ xanh của gốc và chồi ghép tiếp xúc với nhau ít nhất 1 bên và nếu 2 bên càng tốt.
- Cố định chồi ghép với gốc ghép bằng băng keo ghép cây tự dính: Sử dụng băng keo tự dính tự hủy chuyên dụng với kích thước dài 20cm, rộng 2cm và quấn từ dưới lên trên kín cả phần chồi ghép chỉ chừa lại vị trí đốt.
3. Chăm sóc sau khi ghép
- Tưới nước, phân bón, phân loại cây con, nhỏ cỏ, phòng trừ sâu bệnh tương tự như chăm sóc hom giống trong bầu đất tại vườn ươm. Tuy nhiên, cây ghép phải được huấn luyện ánh sáng dần dần bằng cách giỡ bớt lưới che và trước khi trồng mới từ 15 – 20 ngày phải đưa cây ra huấn luyện trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời.
- Sau 30 ngày tháo dây buộc vết ghép (nếu sử dụng dây nilon thường)
- Thường xuyên vặt bỏ chồi vượt mọc từ phần thân gốc ghép
- Cắm cọc vào bầu đất để cố định chồi đã được ghép khi quá cao (khoảng hơn 30cm) để tránh hiện tượng chồi bị gãy.
- Sau ghép 45 đến 60 ngày có thể đem trồng
Với các bước ghép cây nho kèm hình ảnh chi tiết dưới đây chắc chắn ai cũng có thể tự ghép cho cây nho nhà mình.