Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành táo
Táo là cây trồng phổ biến tại nước ta, vùng phân bố nhiều nhất như Ninh Thuận, Tiền Giang và một số tỉnh ĐBSH, giống Táo Ta là loại cây trồng cho năng suất cao, ổn định và thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau, với cây táo chiết cành táo hoặc ghép mắt thì sau trồng một năm cây bắt đầu cho thu hoạch.
Cây Táo, tiếng anh là Apple, là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới thuộc họ Táo ( Rhamnaceae ). Táo có 2 loài là Táo ta ( hay táo chua ) và Táo tây ( còn gọi là Bôm ). Táo là cây trồng phổ biến tại nước ta, vùng phân bố nhiều nhất như Ninh Thuận, Tiền Giang và một số tỉnh ĐBSH, giống Táo Ta là loại cây trồng cho năng suất cao, ổn định và thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau, với cây táo chiết cành hoặc ghép mắt thì sau trồng một năm cây bắt đầu cho thu hoạch.
Sau đây, hãy cùng làm thợ tìm hiểu về cây táo và kỹ thuật chiết cành táo nhân giống cây đem lại năng suất và hiệu quả cây trồng cho nàh nông.
1. Đặc tính của cây táo
– Táo ta hay còn gọi là táo chua
- Cây có thể lớn rất nhanh thậm chí trong các khu vực khô và cao tới 12 mét và đạt tuổi thọ 25 năm.
- Các loài cây này là các loài cây lớn nhanh và phát triển mạnh rễ cái. Chúng có thể là loại cây bụi rậm rạp, cao từ 1,2-1,8 m (4– 6 ft) hoặc cây thân gỗ cao từ 3–9 m (10–30 ft) hay thậm chí tới 12 m (40 ft); mọc thẳng hoặc tỏa tán rộng, với các cành rủ xuống và có hoặc không có lông bao phủ, các cành nhánh ngoằn ngoèo, không gai hoặc có các gai nhỏ, thẳng và sắc.
- Chúng có thể là loại cây thường xanh hoặc không có lá trong vài tuần trong mùa hè nóng bức.
– Táo tây
- Loài cây thân gỗ này thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Đây là một trong những loại cây ăn trái phổ biến nhất.
- Cây có thể cao khoảng 3–12 m, tán rộng và rậm. Đến thu cây rụng lá. Lá táo hình bầu dục, rộng 3–6 cm, dài 5–12 cm; đầu lá thắt nhọn với cuống lá (petiole) khoảng 2–5 cm. Rìa lá dạng răng cưa.
- Hoa táo nở vào mùa xuân cùng lúc khi mầm lá nhú. Hoa sắc trắng, có khi pha chút màu hồng rồi phai dần. Hoa có năm cánh, đường kính 2,5-3,5 cm. Trái chín vào mùa thu và thường có đường kính cỡ 5–9 cm. Ruột táo bổ ra có năm “múi” (carpel) chia thành ngôi sao năm cánh. Mỗi múi có 1-3 hột.
2. Chuẩn bị dụng cụ
– Dụng cụ chiết cành táo cần có dao chiết cành thật sắc. Nếu có thể bạn nên sử dụng kéo khoanh vỏ chiết cành sẽ giúp quá trình khoanh vỏ được thực hiện nhanh và thuận tiện hơn.
- Dao chiết cành
- Kéo khoanh vỏ chiết cành
3. Thời vụ
Thời vụ trồng tốt là cuối mùa mưa, nên trồng tháng 11-12 vì lúc này trời ấm, sang mùa Xuân năm sau cây phát triển nhanh. Trồng vào đầu mùa Xuân cũng tốt. Trồng theo hàng hoặc theo ô vuông, khoảng cách cây 4-5m. Để tiết kiệm đất có thể trồng dày hơn, khi cây táo lớn thì đốn bỏ bớt.
4. Kỹ thuật chiết cành táo
Chiết cành là phương pháp cổ truyền dùng cho hầu hết các loài cây ăn quả ngoại trừ các loài cây chiết khó ra rễ như hồng bơ măng cụt hoặc các cây không cần phải chiết dùng các phương pháp nhân giống khác vừa rẻ vừa nhanh hơn như : đu đủ chuối dứa thanh long v.v… dâu tây.
Vì vậy, kỹ thuật chiết cành táo cũng giống như cách chiết của nhưng cây ăn quả khác được tiến hành như sau:
- Dùng dao chiết cành thật sắc đã đựoc khử trùng cắt ở chân cành chiết bóc một khoanh vỏ chiều dài khoảng 3 – 5 cm và chiết vào đầu mùa mưa khi nhựa lưu thông mạnh thì rất dễ bóc; lấy lưỡi dao cạo khẽ lên gỗ dưới khoanh vỏ đã bóc để làm chết tương tầng có thể làm cho vỏ tái sinh thành một cầu nối cho nhựa chín ở cành chiết thoát xuống phía dưới không thuận cho việc ra rễ.
- Chờ 2 – 3 ngày khi tượng tầng chết mặt gỗ đã khô mới đắp bùn rơm quanh cành ở chỗ đã bóc vỏ phía ngoài bọc giấy nilon đen càng tốt. Trong trường hợp chỉ có nilon trắng để tránh sự phát triển của rêu tảo nên bọc thêm một lớp giấy dày ví dụ vỏ bao xi măng cũ.
- Buộc hai đầu dây. Dây buộc phía trên nên chặt còn phía dưới nên lỏng đề phòng gặp mưa to nếu có nước lọt vào bầu thì thoát đi dễ dàng.
- Bó đất đắp quanh bầu chủ yếu nhằm giữ ẩm để cành có thể ra rễ ở mép trên vết cắt rất cần thoáng nhiều oxy nên đất phải xốp. Ở miền Bắc thường dùng đất vách đã trộn rơm đất đã ải tơi lại thông khí nhờ có rơm – Nay đất rách không còn có thể dùng đất bùn trộn với rơm và rơm rạ thường chặt vụn. Ở đồng bằng sông Cửu Long cũng dùng bùn trộn rơm nhưng rơm để nguyên bết thành những dải dài nối nhau cuốn quanh vết cắt quanh cành rất chặt khó rớt khi bị đụng chạm bị mưa gió. Có nơi đơn giản dùng rễ bèo Nhật Bản cắt bỏ lá cuộn quanh chỗ bóc vỏ ngoài buộc nilon chống khô.
- Cũng như khi cắm cành rễ càng ra nhanh ra nhiều nếu dùng chất kích thích như IAA NAA IBA hoặc KTR của VIPESCO. Có thể dùng bút lông bôi chất kích thích với nồng độ khoảng 500 – 1000 ppm vào miệng vết cắt ở vỏ phía trên khoanh vỏ được bóc đi (xem hình 2) thành một vòng tròn. Cũng có thể trộn chất kích thích với đất bó chung quanh vết cắt nhưng tốn thuốc hơn.
- So với các biện pháp nhân giống khác phương pháp chiết cành có ưu điểm dễ sống dễ làm cây con khỏe mọc nhanh nhưng nhân được ít cây tốn công tốn của. Phương pháp này chỉ thích hợp với sản xuất nhỏ ở nhiều nước châu Á nhiều người ít đất khi chuyển sang sản xuất lớn với mục đích kinh doanh phải tìm biện pháp nhân giống khác.
5. Chú ý
- Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
- Trồng được 20-30 ngày có thể tưới nước phân pha loãng, mỗi tuần tưới 1 lần trong 1-2 tháng đầu. Sau đó định kỳ bón thúc 1 lần bằng phân hỗn hợp NPK và các loại phân bón lá bổ sung khác. Lượng phân NPK Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE bón mỗi lần từ 0,2-1,5kg/gốc tuỳ cây nhỏ hoặc lớn. Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây sâu 5-10cm, rải phân, lấp đất rồi tưới nước. Hàng năm bón thêm phân hữu cơ và bồi đất vào gốc.