Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành nho

Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành nho

lamtho.vn 11/11/2017 10:08

Muốn trồng nho, trước hết phải tìm hiểu kỹ về điều kiện thời tiết khí hậu. Không phải quan tâm đến độ nhiệt ở miền Nam vì những nơi rét nhất như Đà Lạt, vẫn còn là nóng đối với nho, vả lại nho đã thích nghi tốt với độ nhiệt cao, thậm chí nắng to cũng không làm nám trái như với dứa, cam nhờ có giàn che.

Ở Việt Nam, ở đâu cũng thấy cây nho. Đã từ rất lâu người dân Hà Nội đã trồng dàn nho quanh nhà để làm cảnh và lấy bóng râm. Trái nhỏ, chùm bé, vị chua, giá trị thực phẩm thấp. Chỉ ở miền Nam mới có nho trồng để kinh doanh, chất lượng tuy chưa phải là lý tưởng so với nho ngon ở Bồ Đào Nha, California nhưng không thua các trái cây khác.

Muốn trồng nho, trước hết phải tìm hiểu kỹ về điều kiện thời tiết khí hậu. Không phải quan tâm đến độ nhiệt ở miền Nam vì những nơi rét nhất như Đà Lạt, vẫn còn là nóng đối với nho, vả lại nho đã thích nghi tốt với độ nhiệt cao, thậm chí nắng to cũng không làm nám trái như với dứa, cam nhờ có giàn che.

Vậy làm thế nào để nhân giống nho mà vẫn giữ được đặc tính của cây mẹ. Sau đây, Làm thợ xin được chia sẻ đến mọi người kĩ năng chiết cành nho đem lại hiệu quả cho cây trồng.

1. Chuẩn bị dụng cụ chiết cành nho

2. Thời vụ

Nên trồng vào các tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau. Đây là thời vụ tốt nhất cho cây nho con sinh trưởng phát triển. Tuyết đối không nên trồng nho con trong vụ mưa ( tháng 8,9) , và các tháng nắng nóng ( tháng 5,6) vì cây nho con phát triển rất kém và tỷ lệ chết cao.

3. Kỹ thuật chiết cành nho

– Là cách nhân giống nhanh và “chắc ăn” nhưng mà hệ số nhân giống thấp rất thấp.

– Cách chọn cành chiết: chọn những cành khỏe, có đường kính 0.7-0.8cm, những cành bánh tẻ đang còn xanh chưa hóa gỗ, được khoảng 2 tháng tuổi sẽ mau ra rễ hơn so với cành đã hoa gỗ.

– Trên cành chiết dùng kéo khoanh vỏ quay kéo 1 vòng cành chiết có độ dài rộng 2-3cm bóc đoạn vỏ vừa khoanh, cạo sạch đến gỗ,

– Dùng hỗn hợp đất đã trộn gồm bọc mùn cưa hoặc đất trộn phân hữu cơ, rơm rạ mục băm nhỏ bó vào cành đã chọn khoanh vỏ, khối lượng hỗn hợp đất phân khoảng 150-200g/bó

– Sử dụng bịch nilon bó kín để tránh khô đất trước khi bó phải tưới nước đủ ẩm

– Sau khi bó bầu xong buộc dây treo đoạn cành chiết lên giàn.

– Bóc một khoanh vỏ ngay dưới chỗ bầu đất để hạn chế chất dinh dưỡng chuyển xuống phía dưới sẽ kích thích ra rễ nhanh hơn.

– Sau khi chiết khoảng 4 tuần lễ thì ra rễ.

– Thường chỉ trồng nho chiết khi cần có cây to trồng dặm vào chỗ thiếu cây để khỏi bị cây trồng trước lấn át.

4. Chú ý

– Tưới nước: Rễ nho là nơi dự trữ dinh dưỡng của cây, đặc biệt mẫn cảm với tình trạng thiếu oxy nên nho không chịu được úng.

– Tưới nước cùng bón phân rất quan trọng để quyết định năng suất cây nho. Mùa nắng cần tưới nhiều, mùa mưa đôi khi cũng cần tưới.

– Đất thịt số lần tưới ít khoảng 10-15 ngày 1 lần tuy nhiên mỗi lần tưới lượng nhiều hơn. Thời kỳ ra quả cần tăng cường hơn 7-10 ngày 1 lần.

– Cây nho không chịu được gió vì gió to có thể làm đổ giàn, dập nát lá và chùm nho vì vậy không nên trồng ở những nơi thường xuyên có gió bão. Trồng nho ở những nơi hứng nắng nhưng cần che chắn gió.

Xem thêm

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!