Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành nhãn

Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành nhãn

lamtho.vn 13/11/2017 03:43

Chiết cành là một phương pháp nhân giống vô tính làm cho cành chiết ra rễ ngay trên cành cây mẹ bằng cách lấy đi một khoanh vỏ, đắp lên vị trí khoanh vỏ một lớp đất ẩm sau đó bọc nilon giữ ẩm, chờ chỗ đắp đất ra rễ đủ tiêu chuẩn thì cắt cành khỏi cây mẹ, tạo được cây con có khả năng sống độc lập và mang đầy đủ các đặc tính di truyền của cây mẹ.

Nhãn là cây ăn quả lâu năm dể trồng, thích ứng rộng, phát triển tốt ở khí hậu nhiệt đới, cây mang lại giá trị kinh tế cao, quả nhãn có thể ăn tươi, sấy khô hoặc chế biến thành long nhãn. Chiết cành nhãn vẫn là phương pháp nhân giống khá phổ biến đối với nhãn, vải ở nhiều nơi. Ưu điểm là cây con nhanh ra quả, giữ nguyên được đặc tính quí của cây mẹ (năng suất, chất lượng…), cây thường có bộ tán thấp, ít bị ảnh hưởng của gió bão, thuận tiện cho chăm sóc và thu hoạch.

Chiết cành là một phương pháp nhân giống vô tính làm cho cành chiết ra rễ ngay trên cành cây mẹ bằng cách lấy đi một khoanh vỏ, đắp lên vị trí khoanh vỏ một lớp đất ẩm sau đó bọc nilon giữ ẩm, chờ chỗ đắp đất ra rễ đủ tiêu chuẩn thì cắt cành khỏi cây mẹ, tạo được cây con có khả năng sống độc lập và mang đầy đủ các đặc tính di truyền của cây mẹ.

Sau đây, Làm thợ xin được chia sẻ đến các bạn kỹ thuật chiết cành nhãn đem lại năng suất cao.

1. Đặc tính của cây nhãn

– Cây cao 5–10 m. Vỏ cây xù xì, có màu xám. Thân nhiều cành, lá um tùm xanh tươi quanh năm. Lá kép hình lông chim, mọc so le, gồm 5 đến 9 lá chét hẹp, dài 7–20 cm, rộng 2,5–5 cm. Mùa xuân vào các tháng 2, 3, 4 ra hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá, đài 5-6 răng, tràng 5-6, nhị 6-10, bầu 2-3 ô. Quả tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Hạt đen nhánh, có áo hạt màu trắng bao bọc. Mùa quả là vào khoảng tháng 7-8.

+ Cây Nhãn tương đối chịu rét hơn so với các cây cùng họ như vải, đồng thời cũng ít kén đất hơn.

+ Đất trồng: Nhãn có thể trồng trên nhiều loại đất nhưng cần đất ẩm, ưa loại đất mát phù sa, nhiều màu. Sau khi trồng nên tưới nước đều đặn cho cây bén rễ.

+ Nước: Nhãn rất cần nước, nếu được tưới đầy đủ nhãn sẽ phát triển nhanh, ra hoa, kết trái tốt. Nhưng nhãn là cây chịu úng kém nên cần có hệ thống thoát nước trong mùa mưa. Đối với những vườn có nguy cơ bị ngập trong mùa mưa lũ thì nên có hệ thống bờ bao vững chắc, kịp thời bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết.

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho nhãn sinh trưởng và phát triển là từ 21-31 độ C

+ Độ ẩm: Đảm bảo độ ẩm 70 – 75%

+ Ánh sáng: Cây có đầy đủ ánh sáng sẽ phát triển tốt hơn.

+ Dinh dưỡng: Để vườn nhãn cho năng suất cao, phẩm chất quả tốt, cần cung cấp một lượng phân bón đầy đủ và với tỷ lệ các chủng loại phân bón phù hợp. Tỷ lệ các loại phân NPK sử dụng cho hiệu quả tốt nhất đối với nhãn là 1:0,5:1 hoặc 1:1:2. Tùy theo độ tuổi, hiện trạng sinh trưởng của cây, sản lượng quả cho thu hoạch của năm trước để xác định liều lượng bón cho thích hợp.

 2. Chuẩn bị

Dụng cụ chiết cành nhãn:

  • Kéo khoanh vỏ chiết cành
  • Dao chiết cành

–  Chọn cây để chiết cành

Chọn cây giống đúng mục đích cần nhân, chọn những cây sinh trưởng khoẻ, sạch sâu bệnh, cho năng suất cao, phẩm chất tốt, ổn định qua nhiều năm
Cây lấy cành chiết có tuổi 7 – 10 năm, tán cân đối cho năng suất cao ổn định, sinh trưởng khoẻ, sạch sâu bệnh.

Chọn cành để chiết

Chọn cành bánh tẻ nằm ở lưng chừng tán, quay ra ngoài sáng (1- 2 năm tuổi), có đường kính từ 1,5 – 2 cm và cành có 2 – 3 nhánh.

Chọn cành bánh tẻ, sinh trưởng khoẻ, không sâu bệnh, cây có năng suất cao, ổn định và không có sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Chọn những cành có đường kính từ 1 – 2 cm ở tầng tán giữa phía ngoài bìa tán, không chọn cành la, cành dưới tán và các cành vượt.

3. Thời vụ chiết cành nhãn

Chiết cành nhãn thường chiết vào 2 thời vụ:

– Thời vụ 1: Chiết tháng 8 – 10, tốt nhất giâm cành trước trồng hoặc có thểtrồng ngay vào tháng 2–3. Đây là thời vụ trồng tốt nhất.

– Thời vụ 2: Chiết tháng 2–4, trồng tháng 8 – 9. Thời vụ này bắt buộc phải giâm cành trước trồng, mới đảm bảo tỷ lệ cây sống cao.

4. Tiến hành chiết cành nhãn

Bước 1. Khoanh vỏ, làm sạch tượng tầng

Khoanh vỏ cành chiết

Vị trí khoanh vỏ cách phía dưới chạc của cành khoảng 10-15 cm
Dùng dao cắt khoanh vỏ với chiều dài khoanh vỏ bằng 1,5 – 2 lần đường kính cành. Sau khi bóc lớp vỏ ngoài, dùng dao cạo sạch phần tượng tầng đến lớp gỗ.

Bước 2. Sử dụng chất kích thích ra rễ:

Các chất kích thích thường dùng là IAA, IBA, aNAA… ở nồng độ từ 3000 – 6000 ppm. Chấm thuốc lên phần vỏ phía trên vết khoanh rộng khoảng 2 cm để ráo rồi bó bầu

Bước 3. Trộn đất để làm bầu

Đất bó bầu chiết phải đảm bảo các yêu cầu sau: tơi xốp, giữ ẩm tốt, không bị vỡ bầu khi đất khô, đủ dinh dưỡng do vậy nên chọn đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa, đất bùn ao phơi khô nỏ.

Đất để làm bầu chiết

Tiến hành trộn đất đã chọn với chất độn (rơm, rác mục hay rễ bèo phơi khô cộng với phân chuồng hoai mục) theo tỷ lệ 2/3 đất +1/3 chất độn rồi nhào với nước đảm bảo độ ẩm 80%, tức là khi nắm đất vào tay đất không tở ra và nước không chảy qua kẽ ngón tay là được.

Bước 4. Bó bầu

– Chuẩn bị vỏ bầu
Vật liệu làm vỏ bầu là nilon trắng không bị thủng, kích thước tuỳ thuộc vào đường kính cành chiết và kích thước bầu khi bó, thông thường có dạng hình chữ nhật chiều dài gấp rưỡi chiều rộng. Ví dụ: Cành cần chiết có đường kính 1,5cm thì vỏ bầu có kích thước 20 – 30cm

– Chuẩn bị dây buộc bầu
Dây buộc bầu có thể dùng bằng lạt tre hoặc bằng dây nilon có chiều dài 30 – 50 cm, mỗi bầu 3 dây.

– Bó bầu chiết.
Đất đã chuẩn bị xong chia thành từng nắm có độ to nhỏ phụ thuộc vào độ lớn của cành chiết, thường đường kính bầu đất khoảng 6- 8cm, chiều dài bầu khoảng 10-12cm.

Nắm hỗn hợp đất để chuẩn bị bó bầu

Kích thước bầu chiết

Dùng tay bẻ đôi nắm đất và ốp vào vết khoanh, đất phải trùm lên 2 đầu vết khoanh, phần cành bóc vỏ phải nằm ở giữa bầu

Bầu của cành chiết trước khi bọc nilon

Dùng giấy nilon bọc bên ngoài bầu đất, gấp 2 mép giấy nilon ở sườn bầu một đến 2 lần để chống bầu chiết bị thoát hơi nước sau đó vuốt vỏ bầu ôm sát với bầu đất và dùng dây lạt buộc chặt 2 đầu nilon bọc bầu chiết, buộc tiếp một dây còn lại vào giữa bầu.

Bước 5. Cắt cành chiết

Sau chiết cành từ 2 tháng đến 3 tháng, quan sát rễ mọc trong túi bầu có mầu vàng, phân nhánh 3 đến 4 lần (rễ cấp 2 và rễ cấp 3) và bao trùm 1/3 – 1/2 bề mặt bầu là có thể cắt hạ cành chiết.

Quan sát các cành chiết trên vườn để chọn những cành chiết có bộ rễ đủ tiêu chuẩn để cắt cành đem giâm.

Những bầu chiết được đánh dấu để khi cắt nhanh chóng và chính xác căn cứ vào 2 tiêu chuẩn sau:

– Có thời gian chiết được từ 2 tháng đến 3 tháng

– Khi bầu chiết có nhiều rễ mầu vàng, phân nhánh 3 đến 4 lần (rễ cấp 2 và rễ cấp 3) và bao trùm 1/3 – 1/2 bề mặt bầu.

Vị trí cắt cành cách gốc bầu chiết 0,5 – 1cm.

Bầu chiết có bộ rễ đủ tiêu chuẩn để cắt cành

5. Xử lý cành chiết

Tiến hành theo các bước sau:

– Cành chiết cắt xong đưa vào nơi thoáng mát

– Tiến hành cắt bỏ bớt 2/3 đến 3/4 số lá trên cành

– Cắt bớt chiều dài những cành nhỏ qúa dài trên cành chiết

– Bó cành chiết thành từng bó từ 5 – 10 cành,

– Vận chuyển cành chiết về vườn giâm

– Ngâm nước để diệt kiến và bổ sung nước cho bầu chiết sau cắt

– Xếp dầy cành chiết ngọn hướng lên trên ở khu vực thoáng mát, không có nắng

6. Giâm cành chiết

Chuẩn bị vườn giâm cành chiết
Vườn giâm cành chiết đất phải được làm nhỏ, lên luống và xử lý mầm bệnh như làm đất gieo hạt và tiến hành căng lưới đen che bớt 50 -75% ánh sáng

Vườn giâm cành chiết có lưới che

Giâm cành chiết
Ngâm bầu của cành chiết vào nước sạch từ 5 đến 10 phút để loại bỏ kiến ở trong bầu chiết và để bầu chiết hút nước đủ ẩm

Bó các cành con của cành chiết lại bằng lạt hoặc dây nilon để cành chiết khi xếp vào luống giâm đỡ tốn diện tích

Tháo giấy nilon bọc bầu chiết sau đó nhúng bầu chiết vào dung dịch bùn ao hoặc phù xa sền sệt có pha thêm 1% phân supe lân để lớp bùn bám đều quanh bầu chiết

Xếp cành chiết thành luống trên vườn giâm đã được che nắng

Tiến hành tưới phun 3 – 5 lần /ngày khi thấy trên mặt bầu chiết rễ tiếp tục tái sinh thì tiến hành giâm cành.

Cành chiết được giâm trong sọt tre hoặc túi nilon thao tác giống như chuyển bầu cây từ bầu nhỏ sang bầu to,

Kích thước sọt hoặc túi ni lon tuỳ theo bầu chiết to hay nhỏ, sau đó dùng dây nilon để cố định sọt hoặc túi với cành chống xoay bầu làm đứt rễ cành chiết.

7. Chú ý khi chiết cành nhãn

– Tách bóc lớp vỏ ngoài, cạo sạch lớp vỏ trắng đến sát gỗ, dùng giẻ lau sạch có thể bó bầu ngay, nhưng tốt nhất sau bóc vỏ phơi cành 2 – 3 ngày, trước khi bó bầu cạo lại lớp vỏ lần nữa.

– Để tăng năng suất lao động, thao tác chuẩn xác, hiệu quả cao, người làm vườn nên mua bộ dao khoanh và kìm tách vỏ cành chuyên dụng có bán sẵn trên thị trường.

Xem thêm

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!