Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành đào

Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành đào

lamtho.vn 09/11/2017 08:58

Tục lệ chơi hoa đào ngày Tết ở xứ Bắc đã có từ lâu đời, vì chẳng những hoa đào có màu hồng rực rỡ là mầu “hỉ tín”, rất phù hợp với không khí vui tươi, tràn trề hy vọng của những ngày đầu năm mới mà người xưa còn tin là cây đào trị được ma quỉ.

Tục lệ chơi hoa đào ngày Tết ở xứ Bắc đã có từ lâu đời, vì chẳng những hoa đào có màu hồng rực rỡ là mầu “hỉ tín”, rất phù hợp với không khí vui tươi, tràn trề hy vọng của những ngày đầu năm mới mà người xưa còn tin là cây đào trị được ma quỉ. Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, hoa đào lại rực rỡ khoe sắc khắp đất trời xứ Bắc. Từ trong nhà, ngoài vườn và cả trên đường phố, người ta đều bắt gặp sắc hồng của loài hoa này.

Nhân giống bằng phương pháp chiết cành đào sẽ giúp cho cây con giữ được đặc tính, về di truyền chất lượng, năng suất của cây mẹ. Cây chiết nhanh ra hoa, quả. Có thể ra hoa từ năm thứ nhất nhưng để cây đủ sức sinh trưởng tạo tán và cành lá thì thường đ ể quả ở năm thứ 2, thứ 3.
Sau đây, Làm thợ xin được chia sẻ đến mọi người kỹ thuật chiết cành đào đem lại hiệu quả cây trồng cao cho nhà nông.

1. Đặc tính cây đào

Cây đào là cây thân gỗ nhỏ lá rụng, cao khoảng 8 m. Phiến lá hình mác, vành lá có răng cưa thô. Hoa đào mọc đơn lẻ không cuống, hoa thường có màu hồng, loài được lai có màu đỏ thẳm, trắng và đỏ trắng, thường là loài hoa cánh kép. Quả hạch.

Thường nở vào tháng 3 – 4. Ra quả vào tháng 5 – 9.

Phân cành thấp, cành không thẳng và nhiều nhánh, tạo ra khung tán hình mâm xôi đường kính tán 5 -7 m.

Rễ cây đào khá phát triển nhưng không ăn sâu và tập trung nhiều ở tầng đất từ 30 -40 cm, thường lan rộng hơn đường chiếu thẳng đứng của tán lá. Rễ đào ăn không sâu xuống đất nên cây đào kém chịu hạn. Vỏ thân và rễ cây đào cũng như những cây hạt cứng khác, thường rất nhạy cảm với vết thương cơ giới, thể hiện ở triệu chứng chảy nhựa, nhựa đào khi chảy ra thường chuyển thành dạng keo màu nâu và đóng cục ở ngoài vỏ.

Cây đào có thể sinh trưởng ở vùng khí hậu từ ôn đới đến nhiệt đới, song để có năng suất và chất lượng thơm ngon cần trồng đào ở khí hậu mát về mùa hè và lạnh về mùa đông. Vùng núi cao của nhiều tỉnh biên giới phía Bắc nước ta như:  Vùng Sapa (Lao Cai),Lạng sơn, Cao Bằng, Hà giang, Lai châu… có những điều kiện phù hợp để sản xuất đào.

Đào là cây ưa sáng,do đó cần được trồng ở nơi có nhiều ánh nắng, với sự thông thoáng gió tốt trong giai đoạn nở hoa nuôi quả cần ánh sáng trung bình và không khí khô, mát.Đào không thích hợp với bóng râm nên phải chú ý cắt tỉa cành và tạo tán cho cây

2. Chuẩn bị dụng cụ

– Dụng cụ chiết cành đào cần có:

3. Thời vụ chiết cành đào

Chiết vào dịp cuối năm tháng 10, 11 âm lich.

4. Kỹ thuật chiết cành đào

– Chọn cành chiết: Lựa một cành nhỏ, cỡ ngón tay trỏ,

– Lấy dao thật sắc hoặc kéo khoanh vỏ chiết cành, cắt hai vòng trên cành cách nhau 1 1/2 inches.

Rạch một đường thẳng, nối hai vòng, bóc hết vỏ cây trong khúc đó

– Bôi kích thích tố mọc rể (root tone) vào chỗ cắt,

– Lấy rong khô hay đất bọc kín khúc bị bóc vỏ,

– Dùng giấy nylon hoặc vài dầy bọc kín đất, dùng dây cột trên, dưới.

Tưới nước mỗi ngày.

– Nhựa cây khi đi lên để nhận thức ăn khi trở xuống ngang chỗ bị cắt, đọng lại làm chỗ cắt, bao nhiêu chất đinh dưỡng sẽ tụ lại ở đây, chỗ cắt sẽ phồng ra ,độ một tháng, rể bắt đầu mọc , đợi cho rể ra thật nhiều, cắt cành đem trồng.

5. Chú ý khi chiết cành đào

– Phương pháp chiết cành đào thật ra rất dễ tuy nhiên để nhân giống đạt tỷ lệ sống cao các nghệ nhân thường chọn kỹ thuật ghép cành. Do đó để đạt tỷ lệ thành công cao bạn nên làm đúng thao tác đúng kỹ thuật.

– Chú ý cách tưới nước sao cho hợp lý

– Khử trùng dụng cụ chiết

Chúc các bạn thành công.

Xem thêm tại chuyên trang Trồng hoatronghoa.vn

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!