Hướng dẫn cách ghép cây xương rồng
Cây xương rồng càng ngày càng được đông đảo nghệ nhân hoa kiểng chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư ưa chuộng do cây có sức sống tốt, hình dáng cũng như sắc hoa đa dạng với nhiều hấp dẫn tuyệt diệu
Cây xương rồng càng ngày càng được đông đảo nghệ nhân hoa kiểng chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư ưa chuộng do cây có sức sống tốt, hình dáng cũng như sắc hoa đa dạng với nhiều hấp dẫn tuyệt diệu
Bạn đang muốn ghép xương rồng nhưng không biết phải làm thế nào? Cần chuẩn bị những gì? Làm thợ xin giới thiệu đến quý độc giả kỹ thuật ghép xương rồng kèm hình ảnh chi tiết đạt tỷ lệ thành công cao mà Cùng làm vườn đã thực hiện.
1. Chuẩn bị dụng cụ:
– Phần gốc ghép: thường dùng cây thanh long và cây xương rồng độc trụ (thân có hình bầu dục và nhiều múi giống như trái khế). Dùng nhánh của hai loại cây này nhân với số lượng nhiều trong vườn làm gốc ghép. Với cây thanh long, trồng bằng nhánh, khi nhánh cao khoảng 20-30cm là có thể ghép được. Với cây xương rồng độc trụ khi cây cao khoảng 10cm là có thể ghép được.
– Phần đỉnh ghép: Nhánh/củ xương rồng cần ghép là những giống xương rồng cảnh có hình dáng và màu sắc đẹp như Kim hoàn hoàn. Kim bạch cúc, Bạch kim, Hồng ngọc, Bắp vàng, Khế trắng, Khế vàng, Bạch đầu ông
– Dụng cụ ghép xương rồng: Dao ghép cây mỏng, sắc hoặc dao lam mỏng
2. Tiến hành ghép xương rồng
- Bước 1: Dùng dao ghép cây mỏng, sắc cắt một mặt phẳng lên gốc ghép
- Bước 2: Vạt xéo các múi của tháp ghép (vạt gốc khoảng 45 độ) như hình bên dưới
- Bước 3: Cắt thêm một lát mỏng trên đỉnh tháp nhưng vẫn giữ nguyên vị trí lát mỏng đó. Mục đích là để đảm bảo mặt cắt trước khi ghép luôn được sạch sẽ và nhựa không bị khô.
- Bước 4: Đối với đỉnh ghép, bạn lặp lại như trên, đảm bảo vết cắt cũng thẳng và luôn được sạch sẽ
- Bước 5: Tiến hành ghép, bạn bỏ lát đã cắt mỏng ( đã được thực hiện ở bước 3) khỏi tháp ghép và đỉnh ghép. Đặt thật nhẹ nhàng đỉnh ghép lên chân tháp và xoay nhẹ tay ( mục đích để đẩy hết không khí giữa tháp và đỉnh ra ngoài).
- Bước 6: Khi ghép xương rồng phải đảm bảo vòng mạch gỗ ( vòng tròn đầu mũi tên) của chân tháp và đỉnh ghép chồng khít lên nhau.
Lưu ý: nếu hai vòng chênh lệch nhau về kích thước thì vẫn phải đảm bảo 2 vòng đó có điểm giao nhau.
- Bước 7: Cuối cùng, bạn cố định hai tháp và đỉnh lại với nhau bằng dây cao su hoặc chỉ sợi…
Lưu ý: những đỉnh ghép quá nhỏ ( mầm xương rồng còn non) sau khi ghép nên dùng bao nylon bao lại cả đỉnh ghép và phần đoạn ghép (như hình phía trên). Mục đích giữ ẩm, giúp mầm ghép không bị khô.
Sau khi hoàn thành, để gốc ghép vào nơi khô ráo, thoáng khí, tránh đặt cây dưới ánh nắng trực tiếp trong vài ngày cho đến khi vết ghép được lành lặn, dính lại với nhau.
Xem thêm