Hướng dẫn cách ghép cây chôm chôm
Chôm chôm là một trong những loại quả rất thông dụng trong đời sống. Để cây chôm chôm phát triển tốt, cho năng suất cao thì phải có biện pháp cải thiện sức sống cho cây. Một trong những biện pháp đó là kỹ thuật ghép cây.
Chôm chôm là một trong những loại quả rất thông dụng trong đời sống. Chôm chôm ngọt, thơm như quả vải, nhưng đôi khi có vị hơi chua và không lóc hạt do phần thịt quả dính vào hạt. Thứ quả này ngoài giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều vitamin C, giàu đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, mangan, kali, canxi, sắt, phospho… còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh.
Để cây chôm chôm phát triển tốt, cho năng suất cao thì phải có biện pháp cải thiện sức sống cho cây. Một trong những biện pháp đó là kỹ thuật ghép cây. Làm thợ xin giới thiệu đến quý độc giả phương pháp ghép cây chôm chôm đạt tỷ lệ sống cao mà 2Lua đã thực hiện.
1. Đặc tính cây chôm chôm
Ở trạng thái tự nhiên, cây chôm chôm thường khá lớn, cao tới 20 – 30 m. Những cây trồng từ cành chiết, ghép thường chỉ cao 4 – 7 m, phân cành mạnh.
Chôm chôm là cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới, nóng và ẩm ở độ cao khoảng dưới 600 m, trong phạm vi từ đường xích đạo tới 17º vĩ Bắc và Nam là thích hợp nhất.
Mọc tự nhiên thường gặp ở tầng giữa hoặc tầng thấp trong rừng nguyên sinh hay rừng thứ sinh trong miền khí hậu khô đến ẩm ướt, với lượng mưa trên 2500 mm/năm.
Chôm chôm thích hợp với các loại đất thịt pha cát, tầng canh tác sâu, dày, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
Độ pH thích hợp từ 4,5 – 6,5. Nếu pH cao hơn dễ gây hiện tượng thiếu hụt sắt và kẽm, cây sẽ bị bệnh úa vàng lá.
Chôm chôm rất mẫn cảm với ánh sáng, những quả ở phía ngoài khi được chiếu sáng sẽ có màu đỏ đẹp, chất lượng ngon hơn những quả bị che bóng. Các yếu tố khí hậu khác như độ ẩm không khí, gió, mưa nhiều ảnh hưởng đến thời vụ cũng như sự phát triển và chất lượng quả.
2. Công tác chuẩn bị:
– Gieo hạt: Ngày gieo hạt chôm chôm chỉ để lấy cây con làm gốc ghép vì số lượng cây có toàn hoa đực mọc từ hạt chiếm 48-50%. Cũng có thể sử dụng các cây con gieo từ hạt trồng ra vườn sản xuất làm cây thụ phấn (cây gieo từ hạt có chiều cao sinh trưởng lớn hơn cây ghép).
Hạt chôm chôm có nhiều dầu và rất nhanh mất nước khi tách khỏi cùi, vì vậy nhiều vùng nông dân chỉ bóc vỏ và gieo cả cùi, như vậy phải xử lý chống kiến, hoặc tách cùi xong phải gieo ngay và tưới đẫm nước, phủ đất hoặc giá thể dày. Cũng có thể gieo ngay vào túi bầu, xếp trong nhà ươm cây hoặc vườn ươm cây.
– Ghép cây chôm chôm sau gieo 8-12 tháng có thể ghép được. Tiêu chuẩn cây gốc ghép cao 80-100 cm; đường kính gốc ghép 1,2-1,5 cm.
– Dụng cụ cần thiết để ghép cây chôm chôm: Dao ghép chuyên dụng, băng keo tự dính
3. Tiến hành ghép cây chôm chôm
Ghép cây chôm chôm bằng phương pháp ghép đoạn cành đạt tỷ lệ sống cao nhất
Có thể áp dụng các phương pháp ghép như: ghép cửa sổ, mắt nhỏ có gỗ và ghép đọan cành để ghép cây chôm chôm.
Nhưng phương pháp tốt nhất và được nhiều người áp dụng thành công là ghép đoạn cành.
Dù là ghép cửa sổ, ghép đoạn cành hay mắt nhỏ có gỗ, đều phải mở miệng ghép cao và chừa lại một đoạn 20 cm có lá bánh tẻ của cây gốc ghép dưới vết ghép (như ghép nhãn, xoài …).
Dùng băng keo tự dính khi quấn quấn vòng đơn ở chỗ có mắt ghép để mầm ghép tự mọc qua dây buộc.
Cành ghép bánh tẻ 6-8 tháng tuổi ở lưng chừng tán và ngoài bìa tán gỗ có nhiều ánh sáng.
Đường kính cành ghép 0,8-1 cm (nếu nghép cửa sổ, cành ghép có đường kính lớn hơn (1,2-1,5 cm) mới dễ bóc vỏ). Một đoạn cành ghép dài 8-10 cm cho 1 cây gốc ghép.
Thời vụ gieo hạt cuối tháng 6 – cuối tháng 7 dương lịch. Thời vụ ghép từ cuối tháng 4 – cuối tháng 7, nhưng trong tháng 5-6 có tỷ lệ sống cao nhất.
Hãy áp dụng phương pháp ghép đoạn cành mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây để ghép cây chôm chôm đạt tỷ lệ sống cao nhất nhé. Chúc các bạn thành công và đừng quên ủng hộ chúng tôi nhé.