Hướng dẫn cách cắt tỉa cành cây bơ
Việc tỉa cành cho bơ nhằm tạo cho cây có 1 tán cân đối hợp lý, nhiều cành vươn ra ngoài sáng nhất. Loại bỏ những cành mọc ở những vị trí không thuận lợi cho ra hoa kết trái như cành mọc thấp, mọc muộn từ thân trong, cành còi cọc bị che bóng.
Bơ là loài cây ăn quả giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin A, vitamin E và nhiều chất bổ dưỡng khác có lợi cho sức khỏe người dùng. Bơ có thể được dùng ăn tươi, và chế biến ra nhiều loại thực phẩm từ bơ khác như kem bơ, sandwivhes,… Chính vì lẽ đó mà bơ rất được nhiều người ưa dùng và chọn làm giống cây trồng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách cắt tỉa cành hạn chế sâu bệnh hại cho cây bơ.
Việc tỉa cành cho bơ nhằm tạo cho cây có 1 tán cân đối hợp lý, nhiều cành vươn ra ngoài sáng nhất. Loại bỏ những cành mọc ở những vị trí không thuận lợi cho ra hoa kết trái như cành mọc thấp, mọc muộn từ thân trong, cành còi cọc bị che bóng. Loại bỏ những cành bị sâu bệnh yếu hoặc đã chết để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm nguồn bệnh trên vườn. ngoài ra, tỉa cành cây bơ còn giúp tạo cho cây bơ có tư thế chắc, bộ tán cân đối, ổn định sản lượng, hạn chế sâu bệnh hại.
1. Chuẩn bị dụng cụ:
- Kéo cắt cành cây sắc nhọn
2. Kỹ thuật cắt tỉa cành bơ
a. Khi cây ở thời kỳ kiến cơ bản (1 – 3 năm tuổi)
Thường xuyên theo dõi và cắt bỏ chồi vượt kịp thời, để cố định 1 thân chính, cắt những cành dưới thấp, chỉ để lại các cành cách mặt đất ở độ cao từ 0,5 m trở lên. Điều này giúp cho cây tập trung dinh dưỡng để vươn cao, về sau việc chăm sóc vườn cây được dễ dàng, thu hái quả cũng được thuận lợi.
Nên cắt tỉa cành có góc phân cành hẹp, nhằm tạo điều kiện cho ánh sáng xuyên qua dễ dàng, tạo cho cây non có bộ tán phát triển cân đối.
b. Khi cây ở thời kỳ kinh doanh (từ năm thứ 3 trở đi)
Việc tỉa cành được thực hiện đều đặn 2 lần năm:
- Lần 1 sau khi thu hoạch xong kết hợp với dọn vườn và làm cỏ đợt 1, đợt này thường làm vào tháng 5 – 6 hàng năm.
- Lần 2 tiến hành tỉa cành tạo tán vào trước lúc ra hoa khoảng 2 – 3 tháng để việc ra hoa đậu quả được thuận lợi, ở vùng Tây Nguyên khoảng tháng 9 – 10 hàng năm.
Khi tỉa cành cần cắt bỏ những cành khô, cành mục, cành bị sâu bệnh phá hoại, các cành bị rợp trong tán cây và các cành đan xen vào nhau. Một số trường hợp cây sinh trưởng mạnh, ít ra hoa quả, có thể tỉa cành nặng để hạn chế sinh trưởng sẽ kích thích phát dục, nâng cao năng suất của cây. Trên những cây lớn tuổi, cành to, già cỗi có tán giao nhau giữa các cây, có thể tỉa đau bằng cách cắt ngọn cành tới 2 3 chiều dài cành.
Trong việc tỉa cành chú ý làm vệ sinh tốt các vết cắt, nhất là các cành to, nếu không làm tốt sẽ tạo điều kiện lây lan bệnh hại.
Các dạng cành cần cắt bỏ:
- Cắt bỏ cành bị che khuất
- Cành mọc thấp gần mặt đất
- Cành yếu ớt, cong quẹo
- Cành tăm, bị che bóng
- Cành giao tán
- Cành sâu bệnh.
Chú ý:
- Vị trí cắt bỏ cành, chồi vượt cách nách cành 5 – 8cm.
- Cành sâu bệnh cắt hết phần có vết bệnh hoặc vết sâu đục, loại bỏ ra khỏi vườn bơ.
- Nếu bơ trồng xen vườn cà phê hoặc trồng phân tán thì nên cắt tỉa cành cân đối để không ảnh hưởng đến cây trồng chính mà bơ vẫn cho năng suất ổn định.
c. Tỉa thưa
Những vườn bơ trồng thuần thường mật độ duy trì 100 – 120 cây ha. Đến mùa thu hoạch theo dõi và đánh dấu những cây không cho năng suất hay cho năng suất hạt thấp, bị sâu bệnh sau đó dùng cưa cắt gốc ở sát mặt đất và dùng dao bóc vỏ để gốc cây nhanh chết. Đồng thời dọn sạch thân, cành, lá của cây bị đốn ra khỏi vườn.
Vườn bơ trồng thuần ổn định mật độ
3. Dọn vệ sinh vườn bơ sau cắt tỉa
Dọn vệ sinh vườn đặc biệt quan trọng vào thời điểm cây ra hoa và sắp thu hoạch. Vào thời điểm cây ra hoa cũng là lúc bọ xít muỗi và nhiều loài sâu, bệnh khác gây hại nặng nhiều khi làm thất thu cả vụ bơ.
Gom tất cả các cành đã cắt tỉa bỏ, lá rụng ra khỏi vườn bơ, để khô rồi đốt.
Vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch cần dọn vườn sạch sẽ cành khô, cỏ, rác và làm bằng phẳng bề mặt để dễ thu hoạch.