Khéo tay học may váy suông cổ tim đẹp lịch sự
Nếu bạn muốn trổ tài may váy cho mình thì hãy tham khảo hướng dẫn may váy suông cổ tim dưới đây nhé. Váy suông rất dễ mặc lại che được khuyết điểm rất tốt
Váy suông là trang phục được nhiều người ưa thích bởi dáng váy dễ mặc lại có thể che được khuyết điểm cho người mặc. Váy suông kết hợp với cổ tim khiến bộ trang phục càng trở nên trang trọng lịch sự rất thích hợp cho những cô nàng diện đến công sở.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với áo khoác điệu đà ở ngoài để có bộ cánh quyến rũ diện đi chơi hay hẹn hò.
Nếu bạn muốn tự trổ tài may váy cho mình thì hãy tham khảo ngay hướng dẫn may váy suông cổ tim dưới đây nhé!
1. Phương pháp đo và cách tính vải
Váy liền thân gồm có 2 mảnh, cổ tim, sát nách. Váy sử dụng chất vải co giãn vì vậy không cần chiết eo. Chân váy dáng thẳng hay còn gọi là suông.
Phương pháp đo:
– Dài váy (DV): Đo từ chân cổ xuống gối (tùy theo ý thích của bạn hoặc khách hàng).
– Vai áo (V): Vòng ngực đo vừa sát chỗ lớn nhất.
– Dài eo (DE) : Đo từ ngang cổ xuống chân eo.
– Vòng mông (M): Đo vừa sát chỗ lớn nhất.
– Số đo mẫu: DV 92 – V 37 – VN 84 – DE 36 – VE 68 – M 88.
Váy suông cổ tim có chút biến tấu ở eo têm phần điệu đà
Cách tính vải:
– Khổ vải 1,5m bằng 1 chiều dài váy + 10cm.
– Khổ vải 1,2m bằng 1 chiều dài váy +20cm (đối với mẫu có vòng mông 88cm trở xuống).
– Đối với người có vòng mông 90cm trở lên thiết kế số đo bằng 2 dài váy + 5cm.
2. Thiết kế và dựng hình chart may váy
Thân trước
Gấp đôi vải theo chiều dọc, hai mặt phải áp vào nhau.
– Dài váy AH = 2cm gấu.
– Đo chiều ngang gấp vải = M/4 +2cm
– AB xuôi vai = 3,5cm.
– AC hạ nách = N/4 – 3cm đến 4cm.
– AD dài eo.
– DE hạ mông = 17cm.
– AA1 rộng cổ = 6,5cm.
– BB2 rộng vai = V/2 = 37/2
– CX rộng đô = V/2 – 2cm.
– CC1 rộng ngực = N/4.
– DD1 rộng eo = E/4 +1cm.
– EE1 rộng mông = M/4 – 0,5cm.
– Nối A1 xuống B1, B1 xuống X.
– Vạch hơi cong C1 xuống D1, D2 xuống E, E1 xuống H1
– Chia cổ: Từ A1 ra A2 = 4cm, đặt thước từ A2 xuống A3 = 21cm.
– Vạch cong A3 xuống A2.
– Vạch cong B2 xuống C1.
– Vạch hơi cong A1 xuống B1.
Đường cắt:
– Cổ áo và nách áo cắt sát phấn.
– Vai chừa đường may 1cm, đường sườn áo váy chừa đường may 1,5cm.
– Đường sườn váy để chừa đường 1,5cm.
Hình vẽ thiết kế thân trước cho chiếc váy suông cổ tim
3. Thiết kế thân sau váy
– Gấp đôi vải theo chiều dọc, hai mặt phải áp vào nhau.
– Đo chiều ngang gấp vải – M/4 +2cm
– Sang dấu các dường kẻ ngang C, D, E, H từ điểm A của thân trước dâng lên điểm a của thân sau =1cm.
– ab xuôi vai = 3,5cm.
– aa1 rộng cổ = 6,5cm.
– cx rộng đô = V/2 – o,5cm.
– cc1 rộng ngực = N/4 – 1cm.
– dd1 rộng eo = E/4
– ee1 rộng mông = M/4 – 0,5cm
– hh1 rộng chân váy = M/4 – 0,5cm
– Nối a1 xuống b1, b1 xuống x.
– Vạch hơi cong c1 xuống d1, d1 xuống e1, e1 xuống h1.
– Chỉ cổ từ a1 ra a2 = 4cm.
– Từ a xuống i = 3,5cm.
– Vạch cong a2 xuống i.
– Vạch cong b2 xuống c1.
Đường cắt: Tương tự thân trước.
Thiết kế thân sau cho chiếc váy
4. Quy trình may váy đầm liền thân cổ tim
– May viền cổ và nách áo (viền bọc mép hoặc gấp mép).
– Ráp đường cầu vai.
– Ráp đường sườn thân váy.
– Lên gấu váy.
Tham khảo một số mẫu váy cách điệu từ váy suông cổ tim
Chiếc váy cổ tim nhấn nhá thêm phần đai eo trông thật phong cách
Đáp vải kẻ sọc ở cổ làm điểm nhấn ấn tượng cho chiếc váy
Váy suông cổ tim họa tiết đôc đáo với tay bồng, đai eo giúp tôn lên vẻ đẹp sang chảnh, điệu đà
Xem thêm