Hạn chế một số lỗi thường gặp khi thi công thạch cao
Trong quá trình thi công thạch cao, bạn sẽ dễ dàng gặp phải những lỗi thi công gây cho bạn nhiều phiền phức. Để hạn chế những phiền phức không đáng có này, bạn cần chú ý để tránh những lỗi sau
Trong quá trình thi công thạch cao, bạn sẽ dễ dàng gặp phải những lỗi thi công gây cho bạn nhiều phiền phức. Để hạn chế những phiền phức không đáng có này, bạn cần chú ý để tránh những lỗi sau
Hạn chế một số lỗi thường gặp khi thi công thạch cao
1. Mua nguyên vật liệu quá chính xác theo tính toán
Không tính đến phần cắt , vỡ dẫn đến thiếu hụt . Chậm tiến độ , lãng phí thời gian .
Biện pháp xử lý: Mua thêm 10% khối lượng tính toán . Hạn chế đi lại và làm gián đoạn thi công .
2. Không che phủ dây điện, ống nước
Dễ bị khoan thủng, vỡ , gây chập điện .
Biện pháp xử lý: Che phủ bảo vệ đường dây điện , ống nước trước khi lắp tấm thạch cao
3. Vặn vít quá sâu
Gây rách giấy của tấm thạch cao, tuột vít, tấm thạch cao không được giữ chắc chắn gây cong võng .
Biện pháp xử lý: Dùng máy hay đầu vặn vít thạch cao chuyên dụng. Vặn vít bằng mặt tc rồi vặn tiếp 1/2 vòng .
4. Lắp tấm tường trước khi lắp tấm trần
Bị hở , nứt ở góc , chỗ tiếp giáp.
Biện pháp xử lý: Lắp tấm trần trước khi lắp tường .
5. Chỗ bám của tấm thạch cao vào khung quá ít
Không bắt được vít , không cố định được tấm thạch cao vào khung.
Biện pháp xử lý: Tính toán cẩn thận , kiểm tra lại trước khi lắp đặt khung hay cắt tấm thạch cao .Đặc biệt chú ý các vị trí góc , cạnh , cửa , ô trống..
6. Không đánh dấu vị trí thanh khung vách
Phải mò mẫm dò tìm khi cố định tấm thạch cao . Gây hỏng thạch cao , tốn thời gian thi công , vá lỗi.
Biện pháp xử lý: Đo đạc , đánh dấu vị trí thanh khung vách , ổ điện , lỗ khoét … trước khi đặt tấm thạch cao.
7. Lắp đặt phần cạnh rìa của tấm thạch cao vào vị trí góc, cạnh
Góc cạnh tường không được vuông góc . Khó thi công làm đẹp .
Biện pháp xử lý: Lắp cạnh được cắt của tấm thạch cao vào các vị trí này.
8. Lắp đặt cạnh nguyên và cạnh đã cắt giáp nhau ở chỗ tiếp nối
Không dán băng được , khó bả bột , khó làm phẳng , dễ nứt sau một thời gian sử dụng.
Biện pháp xử lý: Lắp đặt 2 cạnh cùng loại giáp nhau ở chỗ tiếp nối .
Tiếp nối phẳng : 2 cạnh nguyên bản.
Tiếp nối đối đầu : 2 cạnh đã được cắt
Tiếp nối góc : cạnh đã được cắt.
9. Đo cắt không chính xác, gò ép thạch cao
Không lắp đặt được , phải cắt lại hay vá lỗi, tốn công . Nếu gò ép thì dễ làm sứt mẻ thạch cao hoặc cong vênh khi giãn nở . Tốn công sửa chữa.
Biện pháp xử lý: Đo đạc chính xác. Nếu bị sai lệch nên cắt lại trước khi bắt vít , không được cố ép ,để tránh vỡ nứt .
10. Quá chính xác về kích thước khi cắt thạch cao
quá khít , khó lắp đặt , dễ vỡ tc , không có chỗ cho bột bả.
Biện pháp xử lý: Để khe hở dung sai 3-5mm , tuỳ theo độ dày tc có thể che phủ .
11. Quá nhiều chỗ, đường tiếp nối
khó khăn cho việc bả phẳng tường , chà phẳng mất thời gian.
Biện pháp xử lý: Sử dụng tấm lớn nhất có thể , không tận dụng thạch cao vụn .Lắp đặt tấm thạch cao theo chiều nằm ngang. Tính toán xếp đặt tấm sao cho số đường tiếp giáp ít nhất , dễ bả nhất. ( chú ý khi thiết kế kiến trúc , tối ưu kích cỡ của vật liệu sẵn có trên thị trường)
12. Để chỗ tiếp giáp tấm ở khoảng giữa các thanh khung
Không có hỗ trợ , gây nứt vỡ về sau.
Biện pháp xử lý: Lắp đặt , tính toán cắt thạch cao sao cho chỗ tiếp nối nằm trên thanh khung vách để tấm thạch cao được bắt chặt vào khung . Có thể tạo thêm thanh khung phụ ở những chỗ tiếp nối .
13. Sử dụng quá nhiều vít
Không những không giữ được tấm thạch cao chắc hơn mà còn làm tăng khả năng bị lồi vít.
Biện pháp xử lý:
-Ở phần trung tâm , chỉ dùng 2 vít cho 1 tấm nếu là tường , 3 vít nếu là trần .
-Ở mép tấm , dùng 1 vít mỗi khoảng 20cm
14. Sắp đặt lắp ghép các tấm thạch cao không đúng cách
Dễ nứt vỡ , nhất là những chỗ chịu lực nhiều hơn .
Biện pháp xử lý:
- Tránh , hạn chế vết nối ở những chỗ cửa , cửa sổ , ô trống .
- Không để vết nối theo phương đứng của hàng trên và dưới gần nhau .
16. Khe tiếp giáp quá ít
không có chỗ cho bột bả , kết dính kém , dễ nứt .
Biện pháp xử lý: Dùng cạnh thước mỏng làm dưỡng. Cắt thạch cao nhỏ hơn tính toán vài mm .
17. Không sử dụng keo xây dựng khi lắp tấm trần thạch cao
Chịu lực kém , cong võng , rơi tấm trần.
Biện pháp xử lý: Keo là chịu lực chính , giúp thạch cao gắn chặt vào khung trần. Bôi keo xây dựng vào thanh khung , đặt tấm thạch cao rồi bắt vít. Hạn chế dùng quá nhiều vít.
18. Lắp tấm thạch cao sát nền
Ngấm nước , ẩm từ dưới sàn lên .
Biện pháp xử lý: Lắp cách nền 1 khoảng bằng độ dày của tấm thạch cao ( 10-15mm) . Khe hở này dễ dàng được che phủ khi làm ốp chân tường . Dùng các miếng thạch cao vụn để kê khi lắp đặt . Lắp hàng dưới trước rồi tới hàng trên .
19. Sử dụng bột bả ngay trong thùng
Độ dẻo không đúng , khó thi công , không làm đẹp được.
Biện pháp xử lý: Cần trôn thêm với 1 ít nước để đạt đước độ dẻo cần thiết .
20. Quá ít bột giữa băng dán và tấm thạch cao
Không liên kết được các tấm , dễ nứt , bong tróc băng dán .
Biện pháp xử lý: Bả đúng cách , đủ bột . Không miết mạnh tay quá để tránh vét hết bột và kéo theo băng dán.
21. Bả quá dày
Tốn bột , công bả . Phải chà nhám nhiều , khó làm phẳng , tốn công , hại sức khoẻ .
Biện pháp xử lý: Bả mỏng , ít bột , vừa đủ . Thực hiện tốt và đầy đủ các bước khi bả các lớp ( thông thường là 3 ). Hạn chế chà phẳng , càng ít càng tốt.
22. Trà nhám quá kỹ
Bề mặt mấp mô , rách giấy bề mặt.
Biện pháp xử lý:
-Bả bột đúng cách , han chế trà nhám ở mức ít nhất.
-Dùng đèn chiếu ở góc thấp để phát hiện chỗ lồi lõm
Xem thêm: