Biện pháp chống nứt khi đổ bê tông tươi
Để hạn chế tối đa hiện tượng nứt khi đổ bê tông tươi. Các bạn cần áp dụng các biện pháp trước và sau khi đổ bê tông dưới đây
Sau khi đổ bê tông tươi, hiện tượng nứt bê tông xảy ra rất thường xuyên do người đổ không áp dụng chặt chẽ các quy định về kỹ thuật. Để hạn chế tối đa hiện tượng này xảy ra, các bạn cần áp dụng các biện pháp trước và sau khi đổ bê tông dưới đây để bê tông không bị nứt và đảm bảo kết cấu bền đẹp.
Nguyên nhân nứt bê tông
Bê tông về cơ bản bao gồm xi măng, đá, cát và nước. Khi bê tông tươi ở giai đoạn dẻo là bê tông tươi ở dạng linh động. Khi bê tông trở nên đông cứng, vữa xi măng bắt đầu co ngót. Giá trị cường độ nhỏ có được khi bê tông còn non không thể chống lại được các ứng suất tạo ra bởi sự co ngót này.
Nếu đổ bê tông tươi vào một ngày có gió, phần mặt có thể bắt đầu đông kết trước khi đông kết dưới đáy. Khi đó sẽ làm cho bê tông co ngót không đều (các vết nứt do co ngót dẻo). Cũng vậy, nếu nền đất phía dưới bê tông không bằng phẳng, sẽ có một lực kéo không đều diễn ra trong quá trình bê tông co ngót. Điều này cũng gây ra các ứng suất ảnh hưởng xấu tới bê tông mới. Vì vậy, làm thế nào bạn có được bê tông không có vết nứt nào?
Biện pháp chống nứt khi đổ bê tông tươi
Trước khi đổ bê tông
Lớp móng
Phải đảm bảo lớp móng (đất bên dưới bê tông) được đầm chặt và san phẳng hoàn toàn. Điều tốt nhất phải làm là dùng máy xới đất làm vườn, xới đất tới độ sâu 6 inch. Sau đó thuê một máy đầm vận hành bằng tay và đầm thật chặt đất xuống.
Điều này sẽ giúp đảm bảo không xuất hiện các điểm nền yếu. Có thể đổ một lớp cát đệm nếu muốn. Lớp cát này sẽ giúp đạt được bề mặt hoàn toàn phẳng và tạo ra ma sát không đổi đối với bê tông đang co ngót. 4 inch cát được rửa sạch là đủ để rải lớp đệm.
Cốt thép
Nếu sử dụng lưới sợi thép làm cốt thép, nên sử dụng các lưới dạng phẳng. Không dùng lưới dạng cuộn. Lưới thép dạng cuộn cực kỳ khó giữ ở nửa mặt trên của bê tông, nơi mà lưới thép cần định vị để làm việc.
Cũng có thể sử dụng các thanh cốt thép nối với nhau bằng các sợi dây thép. Tuy nhiên các yêu cầu về khoảng cách và kích thước thay đổi phụ thuộc vào các điều kiện chịu tải và điều kiện đất. Vì rất khó để khuyến cáo tiêu chuẩn đặt ra cho vấn đề đó. Nếu sử dụng thanh cốt thép, điều cần thiết là phải giữ được thanh cốt thép ở nửa mặt trên của bê tông. Có thể sử dụng các viên đá, các hòn gạch vỡ hoặc có thể mua các đệm kê nhựa mà thép sẽ được đặt lên để giữ ở vị trí phù hợp khi đổ bê tông.
Hoặc cũng có thể yêu cầu công ty bê tông tươi cung cấp các sợi cho hỗn hợp đổ. Các sợi này thường là sợi nylon hoặc sợi polypropylene. Chúng giúp giảm tối thiểu vết nứt trong bê tông ở cấp vi mô thay vì ở cấp vĩ mô (nơi có thể nhìn thấy bằng mắt thường các vết nứt). Cốt thép cũng giúp kiểm soát được vết nứt. Nhưng nếu xuất hiện vết nứt thì thép khi được đặt phù hợp vào trong bê tông sẽ giữ bê tông lại với nhau. Trong khi các sợi thì không làm được điều đó.
Tưới ướt lớp móng
Khi bê tông tươi, nếu không có lớp cách ly hơi nước, thì tưới ướt lớp móng mà không cần khuấy trộn nước để nước trong bê tông tươi sẽ không bị lớp móng khô hấp thụ. Điều đó gây ra hiện tượng khô không đều và các vết nứt tệ hại do co ngót dẻo sinh ra.
Ngay khi bê tông tươi đổ xong
Cần bảo vệ bê tông không bị ảnh hưởng của các cơn gió mạnh và không bị phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vì bê tông sẽ khô đều từ trên xuống dưới cùng.
Để ngăn ngừa xảy ra hiện tượng nứt đáng kể. Các khe co giãn là yếu tố quan trọng để không xảy ra vết nứt. Nhờ tạo các khe co giãn rộng ít nhất bằng ¼ độ dày của bê tông. Các khe cách nhau bằng khoảng 25 đến 30 lần độ dày bê tông
Nếu sàn dày 4 inch, các khe co giãn phải có độ sâu ít nhất 1 inch và được đặt cách nhau cứ mỗi 100 – 120 inch/một khe. Nếu không thể sử dụng dụng cụ thi công để đặt các khe co giãn vào có thể thuê nhà thầu cưa bê tông tạo khe co giãn có độ sâu tối thiểu bằng ¼ độ dày của sàn. Phương pháp liên kết này sẽ giúp cho bê tông nứt tại điểm yếu nhất.
Ngay khi các khe co giãn được đặt vào vị trí. Bê tông được bảo dưỡng khoảng hai tuần. Tiến hành hàn kín các khe co giãn này nhằm ngăn nước không xâm nhập vào lớp móng và gây ra hiện tượng co giãn. Thâm nhập vào các khe co giãn và gây đóng băng ở đó, làm cho nước thấm rộng ra và phá vỡ bê tông xung quanh các khe co giãn.
Xem thêm: