Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành cây hoa mộc lan
Hoa Mộc lan chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp giâm cành, chiết cành. Là loại cây ưa ẩm mới trồng nên tưới ít nhất 1 ngày 1 lần. Sau đây làm thợ xin được chia sẻ đến mọi người kỹ thuật chiết cành cây hoa mộc lan đem lại hiệu quả nhân giống cho cây trồng.
Cây Mộc Lan có nhiều màu sắc đa đạng về chủng loại, mỗi màu sắc có một ý nghĩa khác nhau. Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa Mộc Lan thích hợp nhất vào cuối Thu hoặc đầu Đông. Thuộc nhóm thân gỗ lưu niên dạng bụi ” lúp xúp”, cây hoa mộc lan ( còn được gọi với nhiều tên địa phương như hoa một, mộc niên, mộc giáng hương, mộc hương …) được ta trồng từ lâu đời làm cây cảnh tô điểm sắc hương cho các chốn danh lam thắng cảnh, vườn sinh vật cảnh, công viên … Vì cây này có hoa đẹp dạng chùm với những bông hoa đơn màu trắng muốt, thơm dễ chịu gây cảm giác thoải mái, nhất là sau những buổi làm việc căng thẳng, mệt nhọc được chiêm ngưỡng và thưởng thức mùi thơm ngây ngất của hoa mộc lan
Hoa Mộc lan chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp giâm cành, chiết cành. Là loại cây ưa ẩm mới trồng nên tưới ít nhất 1 ngày 1 lần. Sau đây Làm thợ xin được chia sẻ đến mọi người kỹ thuật chiết cành cây hoa mộc lan đem lại hiệu quả nhân giống cho cây trồng.
1. Đặc tính của cây hoa mộc lan
– Mộc Lan thuộc loại thân gỗ, là cây bóng mát có chiều cao từ 2-30m. Lá thuộc dang lá đơn, mọc cách, có màu xanh sáng bóng, mặt dưới còa lông tơ. Hoa có hình dáng giống hình dáng của hoa Ngọc Lan nhưng to hơn nhiều lần, chúng thường mọc đơn lẻ ở đầu ngọn cành. Tùy thuộc vào từng loại mà chúng có màu sắc khác nhau.
– Cây Hoa Mộc lan, có mùi thơm quyến rũ đặc trưng cùng vẻ đẹp yêu kiều mỹ lệ. Mộc Lan thường có rất nhiều màu sắc và màu nào cũng rất đẹp. Với màu trắng đặc trưng, thể hiện sự thuần khiết, trong trắng, thanh tao mang lại sự quý phái cho gia chủ. Màu hồng thể hiện sự ngây thơ, trẻ trung, yêu đời mang lại cho gia chủ một cảm giác tươi mới, tràn đầy sức sống. Màu xanh, màu của may mắn, hy vọng và niềm tin trong cuộc sống, mang đến cho gia chủ nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống, vận khí dồi dào, thuận lợi về sức khỏe.
– Mộc Lan còn có nhiều tên gọi khác nhau như Mộc hương hoa, Bạch ngọc lan, Ngọc lan hoa, Mộc niên, Mộc giáng hương, nhưng thường cái tên Mộc Lan vẫn là phổ biến nhất.
– Vì hoa Mộc lan được phân bổ ở khắp nơi, thích hợp trồng vào mùa có khí hậu mát mẻ nên kỹ thuật trồng cây hoa Mộc lan cũng phải thuận theo mùa nếu không cây sẽ sinh trưởng kém, hoa còi cọc.
– Hoa Mộc Lan yêu cầu phải có nhiều ánh sáng, tuy nhiên không trồng cây nơi có gió mạnh, gió mạnh sẽ làm rụng nụ và hoa của cây. Mộc Lan phát triển tốt nhất ở những vùng đất ẩm, có khả năng thoát nước tốt. Cây cũng có thể trồng được trên những vùng đất tính axit nhẹ hoặc đất hơi kiềm, hoặc trên đất sét, đất sét pha cát nhưng cây khó có thể sinh trưởng và phát triển trên đất quá ướt hoặc khô cằn.
– Cây ưa đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoáng gió, thoát nước tốt. Khi trồng cây bạn nên quây bồn hoặc cao cách mặt đất tối thiều 5cm để chống úng, tránh bộ rễ bị tổn thương. Công thức đất sử dụng trồng cây mộc lan 3 trấu hun (hoặc phân mùn ủ mục) + 5 đất thịt sạch + 2 sỉ than (đập hạt nhỡ, sàng bỏ bột sỉ) + phân đầu trâu 20 – 10 – 10 (3kg/khối hỗn hợp trên)
2. Dụng cụ chiết
3. Thời vụ
– Thời vụ: hoa mộc lan được trồng cuối của mùa thi hoặc là những tháng đầu mùa đông. Đây là thời điểm thích hợp nhất để giúp cho cây phát triển nhanh.
– Nên chiết cành hoa Mộc lan vào mùa nóng ẩm khi cây đang phát triển nhựa và giâm vào mùa khô hanh lạnh lúc cây thu mủ để qua đông. Trồng cây giống vào mùa Xuân sẽ đạt tỷ lệ sống cao.
4. Kỹ thuật chiết cành mộc lan
– Cũng như hầu hết các loài cây ôn, cận nhiệt đới di thực vào nước ta, nhất là vào vùng đồng bằng, ven biển (trừ một số vùng cao như Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên…), mộc lan tuy sai hoa nhưng khó kết hạt, nếu hiện tượng này xảy ra thì tỷ lệ hạt chẩm rất cao nên người chơi sinh vật cảnh giàu kinh nghiệm thường chọn phương pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết cành) để phát triển giống hoa quý, có giá trị thẩm mỹ và kinh tế cao (từ vài chục ngàn cho đến hàng triệu đồng một gốc tuỳ theo kích thước, tuổi, dáng thế…).
– Lợi dụng “thiên thời” tối ưu để chiết vào mùa nóng ẩm (xuân, hạ) khi cây đang phát nhựa và giâm vào mùa khô hanh lạnh (thu, đông) lúc cây thu mủ để qua đông trồng cây giống vào mùa xuân sẽ đạt tỷ lệ sống cao (chắc sống) nhưng khó vượt 70% vì cây này vỏ mỏng ít nhựa luyện, rất dễ mất nước sau khi cắt cành hoặc đào đánh tạo bầu, hạ thổ, cho nên chúng tôi đã tìm ra phương pháp “nửa giâm, nửa chiết” (xem ảnh) để nhân giống mộclan. Với phương pháp “chắc ăn” này đạt tỷ lệ sống không dưới 90% và có thể tiến hành vào các mùa trong năm.
Cách làm như sau:
– Khi lựa chọn cành giống nên lựa những cây gần gốc đã vươn dài, xòe ngang làm cành giống.
– Lợi dụng những cành la (gần gốc) của cây mẹ đã bóc (để cây giống sớm trổ hoa trở lại – Đây cũng là kinh nghiệm áp dụng cho tất cả cây xanh có hoa (thực vật hiển hoa) khác, điển hình là trồng chuối) đã vươn dài, xoè ngang hoặc có xu hướng bỡi cao (tuỳ hướng phơi) làm cành giống.
– Thử uốn đoạn giữa chạm đất rồi dùng dây kim loại (thép, đồng, nhôm… đều được) Æ từ 1-2 mm quấn 1-2 vòng xiết chặt, cắt cho gọn vết, tiếp theo là khoét đất sâu 3-5 cm, ghìm gốc cành đã khoanh trong đất bằng hai cọc néo cắm thành hình chữ X (hay dấu nhân), ấp đất mầu lên trên, giữ ẩm, tránh chấn động làm khó “liền thổ”. Chỉ sau 2-3 tháng hoặc 4-5 tháng tuỳ mùa nóng ẩm hoặc hanh lạnh, ta cắt cành dưới vòng kim loại (gần thân) rồi đào đánh tạo bầu được cây giống hoàn chỉnh.
– Mộc lan ưa dãi nắng, đất ẩm, nhiều mầu ở thể hữu cơ phân duỷ dần. Lạm dụng phân hoá học sẽ gây lớp bỡi, nhiều sâu bệnh; quýet nước vôi vào gốc sẽ “kỵ” sâu đục thân.
5. Chú ý
– Mộc lan thuộc cây thân gỗ nên nhu cầu nước tưới vừa phải nhưng cũng phải liên tục, khi bạn thấy mặt chậu hay mặt đất se khô thì tưới với lượng vừa phải tùy thời tiết và kích thước cây. Khi cây rụng lá thì hạn chế tưới. Chúng ta nên quét vôi vào thân cây để tránh bị sâu đục thân.
– Chọn nơi có ánh nắng chiếu vừa đủ- không quá nắng. Do mộc lan có lá lớn nên mất nước nhanh nếu nơi quá nắng nóng.
– Chuẩn bị đất tơi xốp. chậu trồng vừa đủ với không gian sống và đủ cho cây phát triển.
Xem thêm tại chuyên trang Trồng hoa: tronghoa.vn