Cách xử lý sau khi ghép cây hoa sứ
Cây hoa sứ được nhiều người yêu thích nhờ vào vẻ đẹp cùng với mùi hương nhẹ quyến rũ lòng người. Tuy nhiên, để cây ra hoa đẹp thì cần có biện pháp duy trì sức sống cho cây. Một trong những biện pháp được bà con sử dụng nhiều nhất đó là phương pháp ghép cây hoa sứ. Nếu sau khi ghép, cây sứ phát triển không tốt thì cần có những cách xử lí mối ghép.
Hoa sứ được mệnh danh là hoa hồng sa mạc, được trồng và phát triển ở nhiều nơi trong nước ta. Cây sứ có thân cây và bộ rễ đẹp, hoa rực rỡ, chịu hạn giỏi, dễ chăm sóc nên được rất nhiều người yêu thích
Cây hoa sứ được nhiều người yêu thích nhờ vào vẻ đẹp cùng với mùi hương nhẹ quyến rũ lòng người. Tuy nhiên, để cây ra hoa đẹp thì cần có biện pháp duy trì sức sống cho cây. Một trong những biện pháp được bà con sử dụng nhiều nhất đó là phương pháp ghép cây hoa sứ. Nếu sau khi ghép, cây sứ phát triển không tốt thì cần có những cách xử lí mối ghép.
Tham khảo bài viết dưới đây để xử lí các trường hợp sau khi ghép cây hoa sứ nhé!
– Thông thường, sau khi cắt dây nếu bo ghép vẫn còn xanh tươi và ở đầu mắt lá u tròn thì ghép đã thành công.
Ghép cây hoa sứ thành công, cây phát triển tốt
Tuy nhiên, đối với một số gốc ghép có phần lõi to, hoặc thiếu chất dinh dưỡng không đủ cung cấp cho bo phát triển, thì bo ghép mặc dù còn xanh tươi lúc mới cắt dây nhưng vài hôm sau lại bị khô, hoặc chậm phát triển, thậm chí chai lì không phát triển.
Để tránh xảy ra hiện tượng bo ghép bị khô, sau khi cắt dây ta khoan vội tháo lớp nylon bao bọc bên ngoài, hãy để thêm vài ngày nữa cho bo quen dần với môi trường bên ngoài.
Nên cắt dây vào buổi chiều mát, để bo ghép có khoảng thời gian dài (từ lúc tháo đến sáng hôm sau) quen dần với nhiệt độ môi trường. Hạn chế tưới nước vào bo ghép trong 3 ngày đầu.
– Trong lúc ghép cây hoa sứ, mặc dù cẩn thận nhưng sẽ có không ít lần chúng ta đặt bo ghép vào “lộn đầu”, bo ghép nếu thành công cũng sẽ nảy chồi và phát triển nhưng rất chậm. Phần bo ghép chỗ tiếp xúc với gốc ghép sẽ bị phù lên.
Gặp trường hợp này, tốt nhất là nên cắt bỏ, ghép lại. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng được ứng dụng để ghép lên những gốc sứ bon sai mini, cần sức sinh trưởng của bo ghép càng chậm càng tốt.
Khi ghép cây hoa sứ, bạn hãy chắc chắn rằng:
- dao ghép phải thật sắc bén
- và hãy dùng băng keo ghép cây chuyên dụng để quấn mối ghép, tăng tỉ lệ ghép thành công nhé.
– Sau khi ghép một thời gian, ta thường thấy xung quanh gốc ghép sẽ nảy lên các chồi, các chồi này phát triển rất mạnh, nhanh chóng lấn lướt các chồi của bo ghép.
Vì vậy, cần theo dõi để loại bỏ ngay các chồi mới mọc này, để tránh ảnh hưởng đến bo ghép. Các cây sứ đã ghép lâu năm, nếu dưới gốc ghép đâm tược lên mà chúng ta không phát hiện kịp thời, nó sẽ phát triển và phần bo ghép sẽ dần bị loại suy.
Nếu cây hoa sứ của bạn gặp một trong các trường hợp trên thì bài viết mà chúng tôi vừa chia sẻ chắc chắn sẽ là thông tin bổ ích đấy. Chúc các bạn xử lí các trường hợp sau khi ghép cây hoa sứ thành công.
Xem thêm tại chuyên trang Trồng hoa: tronghoa.vn
Xem thêm