Cách trồng cây măng cụt bằng hạt mang đặc tính giống cây mẹ
Gieo hạt là phương pháp trồng nhân giống cây măng cụt phổ biến hơn phương pháp ghép cành bởi trồng hạt cây sẽ có đặc tính như cây mẹ
Măng cụt được trồng và nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc chiết ghép cành. Phương pháp ghép cho quả nhỏ và ít hơn so với việc gieo hạt. Vì là cây ra quả không thụ phấn nên cây trồng từ hạt sẽ vẫn giữ được đặc tính của cây mẹ. Hãy cùng tìm hiểu cách gieo trồng cây măng cụt bằng hạt cho quả thơm ngon ngọt.
Chuẩn bị
- Hạt giống măng cụt
- Đất gieo trồng
- Khay ươm, bầu đất
- Chậu trồng
- Phân bón
- Cọc tre
Hướng dẫn các bước gieo hạt trồng cây măng cụt
Măng cụt có thể được nhân giống bằng cách ghép đọt hoặc gieo hạt. Phương pháp ghép không đạt hiệu quả cao do cây con có tỉ lệ hao hụt rất lớn, trái nhỏ và ít hơn so với cây trồng bằng hạt. Gieo hạt là phương pháp nhân giống phổ biến. Măng cụt đậu trái không thụ phấn, hạt măng cụt được phát triển từ phôi cái nên cây trồng từ hạt có đặc tính giống như cây mẹ.
– Bước 1: Xác định hạt giống đủ tiêu chuẩn
Chọn hạt to, nặng 1g trở lên từ những trái măng cụt chín. Hạt măng cụt mau mất sức nẩy mầm, do đó không nên dự trữ hạt lâu. Không nên để hạt lâu ngày rồi mới đem gieo vì hạt dễ mất sức và tỷ lệ nảy mầm sẽ không cao.
– Bước 2: Xử lý hạt giống và bầu ươm
- Ngâm vài nước để rửa sạch phần thịt, xơ bám quanh vỏ hạt
- Trải hạt lên giá cho ráo nước
- Sau đó đem gieo ngay vào bầu đất hoặc liếp ươm giữ ẩm. Vật liệu của bầu hoặc liếp ươm là tro trấu, bột sơ dừa hoặc cát mịn trộn phân hữu cơ.
- Thường xuyên tưới nước giữ ẩm, 20-30 ngày sau hạt sẽ nẩy mầm.
– Bước 3: Chuyển môi trường trồng cây măng cụt
- Khi cây con đã nảy mầm bạn chăm sóc duy trì độ ẩm để cây ra nhiều chồi và lá.
- Khi cây lớn thì chuyển sang bầu lớn chú ý không làm tổn thương rễ vì rễ măng cụt không có lông hút và rất yếu. Cây phát triển rất chậm, trung bình 2 tháng măng cụt mới cho 1 cặp lá.
- Khi chiều cao cây khoảng 30cm là bạn có thể đem trồng ở đất sân vườn.
– Bước 4: Tiến hành trồng cây măng cụt
Khi trồng cần chú ý đào hố trồng với kích thước vừa với bầu đất. Sau đó nhẹ nhàng đặt cây con giống vào bên trong. Lấp đất lại sao cho đất ngang với mặt bầu.
– Bước 5: Cắm cọc cố định
Để cây được đứng vững chắc hơn bạn cần cắm thêm cọc tre. Trồng xong tưới luôn nước giữ ẩm cho cây.
Cách chăm sóc sau khi trồng cây măng cụt
– Tưới nước
Bộ rễ măng cụt không có lông hút và phát triển kém cho nên cần cung cấp đầy đủ. Thường xuyên tưới cho cây trong mùa nắng và thoát nước tốt trong mùa mưa. Nếu thiếu nước cây sẽ chậm lớn. Đặc biệt giai đoạn sau trổ hoa, mang trái, nếu thiếu nước trái măng cụt nhỏ và có phẩm chất kém.
– Bí kíp cắt tỉa cành cây tạo tán măng cụt
- Thời kì cây còn nhỏ chỉ cần cắt tỉa bỏ những cành héo, cành còi cọc và cành vượt để tạo độ thông thoáng cho cây.
- Khi lớn một chút nữa cao khoảng trên 1,5m bạn tiến hành cắt tỉa cành ngọn để cây tạo cành nhánh cấp 1. Một cây chỉ cần chọn 3-4 cành to để giữ lại nuôi còn lại loại bỏ hết. Với mỗi cành cấp 1 bạn cũng tiến hành cắt tỉa để tạo cành cấp 2-3 tùy vào ý muốn của mình.
- Thời kì cây cho thu hoạch thì sau mỗi vụ bạn cần cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho quả.
– Bón phân
Đối với cây có đường kính tán 6-8m đang phát triển bình thường thì có thể bón phân vô cơ 3-4 kg/ cây/ lần
Trung bình cây ở giai đoạn phát triển mỗi năm bón 5-10 kg phân chuồng hoai mục. Phân NPK bón theo công thức 15:15:15 với hàm lượng cụ thể như sau:
- Măng cụt khoảng 1 tuổi: Bạn bón bón 0,5kg NPK từ 2-3 lần một năm.
- Măng cụt khoảng 2 tuổi: Bạn bón 1kg
- Măng cụt khoảng 3 tuổi trở đi mỗi năm bón tăng lên 20%.
Xem thêm