Cách tạo ra khu vườn cây cảnh thủy sinh trong nhà
Khu vườn thủy sinh là một cách tuyệt vời để trồng các loại cây cảnh trong nước làm cây nội thất xung quanh nhà mà không cần chăm sóc liên tục
Khu vườn thủy sinh là một cách tuyệt vời để trồng các loại cây cảnh trong nước đặt làm cây nội thất xung quanh nhà. Trồng cây trong nước rất tốt cho người mới bắt đầu và cả những người làm vườn chuyên nghiệp. Đây là một trong những cách dễ nhất để chăm sóc cây trồng trong nhà mà bạn không bao giờ phải lo lắng về việc tưới quá nhiều hoặc quá ít cho cây của mình!
Có ba loại cây thủy sinh chính mà bạn có thể sử dụng trong nhà. Chúng bao gồm:
- Thực vật thủy sinh (thực vật ngập nước) : Toàn bộ thực vật, bao gồm cả rễ và tán lá, hoàn toàn chìm trong nước.
- Bán thủy sinh (thực vật mọc) : Rễ của những loài thực vật này mọc trong nước, trong khi tán lá vươn lên trên mặt nước.
- Thực vật nổi: Những loài thực vật này sống trên bề mặt nước và được coi là 'nổi tự do'. Hệ thống rễ của chúng nhỏ và nông.
Cả ba loại cây thủy sinh này đều có thể được sử dụng thành công để tạo ra một khu vườn cây cảnh thủy sinh trong nhà. Sau khi được tạo ra, vườn thủy sinh trong nhà rất ít khi cần chăm sóc liên tục. Chỉ cần làm sạch và thay nước để đảm bảo rằng các vật chứa vẫn sạch sẽ và không có cặn bẩn. Trên thực tế, các môi trường nước này vẫn sẽ tự duy trì khá tốt nếu không thay nước.
Học cách tạo ra một khu vườn cây cảnh thủy sinh trong nhà với sáu bước đơn giản sau.
Những gì cần có:
Bình thủy tinh trong suốt
Đá/sỏi/đá cuội
Cây thực vật thủy sinh
Thức ăn thực vật thủy sinh
Nước lọc
Bàn chải đánh răng
Khăn hoặc Vải
Hướng dẫn làm vườn cây cảnh thủy sinh trong nhà
1. Chọn cây thực vật thủy sinh phù hợp
- Thực vật thủy sinh ngập nước phổ biến bao gồm rêu java, dương xỉ java, cây lưỡi mác, anarcharis và anubias.
- Cây bán thủy sinh, nhiều loại cây trồng trong nhà phổ biến như trầu bà vàng pothos; trầu bà philodendron; hoa rum (thủy vu); cây dây nhện; cây thường xuân,... có thể dễ dàng chuyển sang trồng rễ trong nước.
- Tương tự như vậy, các loài thực vật nổi phổ biến bao gồm bèo tấm, bèo cái, bèo tây và bèo nhật Amazon frogbit.
2. Chọn bình chứa thủy tinh
Bất kỳ loại bình thủy tinh nào cũng có thể sử dụng cho vườn cây thủy sinh trong nhà. Hãy thoải mái sáng tạo, bạn có thể sử dụng những chiếc bình hoặc lọ mà bạn đã có sẵn; hoặc đến cửa hàng để mua những chiếc lọ thủy tinh rẻ tiền.
Kích thước và hình dạng của thùng chứa sẽ tùy thuộc vào loại thực vật trong nước mà bạn muốn làm. Nếu bạn đang có kế hoạch sử dụng cây thủy sinh ngập nước; hãy chọn một bình đủ lớn để chứa toàn bộ cây thực vật bạn trồng. Ngoài ra, nếu bạn định sử dụng cây bán thủy sinh hoặc cây nổi; bạn sẽ chỉ cần một bình chứa vừa với rễ hoặc gốc của cây; vì vậy chúng phù hợp với các kiểu bình nông hơn.
3. Làm sạch rễ của các cây thực vật
Bất kể loại cây nào bạn chọn cho khu vườn thủy sinh của mình, bạn sẽ cần phải làm sạch rễ của chúng trước khi tạo vườn thủy sinh. Nó không chỉ giúp giữ cho nước trông sạch sẽ mà còn đảm bảo rằng rễ cây có thể thích nghi khi chuyển sang nước hoàn toàn. Cẩn thận để không làm gãy quá nhiều rễ. Một bàn chải đánh răng cũ hoặc khăn vải có thể là một cách tuyệt vời để giúp loại bỏ bất kỳ mảng bám còn lại nào trên rễ. Khi đã loại bỏ tất cả các mảng bám hoặc đất bám trên rễ; hãy nhẹ nhàng để chúng dưới vòi nước chảy để đảm bảo chúng hoàn toàn sạch sẽ.
4. Đặt cây thủy sinh vào bình
Khi cây đã sạch sẽ và sẵn sàng, đã đến lúc trồng chúng vào trong nước. Nếu bạn đang sử dụng cây nổi, có thể bỏ qua bước này, vì bạn sẽ thêm nước vào bình chứa trước khi thêm cây.
Nếu bạn đang tạo một khu vườn với các cây thủy sinh ngập nước, bạn sẽ cần sử dụng đá hoặc sỏi (đá thủy sinh là một lựa chọn tuyệt vời và ít chi phí) để đè phần gốc của cây trong bình chứa xuống. Đặt cây dưới đáy bình và nhẹ nhàng thêm đá cho đến khi gốc cây được cố định chắc chắn. Điều quan trọng là không nên để đá chèn hết phần crown của cây, vì điều này sẽ cản trở sự phát triển của rễ. Giữ cho phần trên của bộ rễ hơi lộ ra ngoài.
Nếu sử dụng cây bán thủy sinh, hãy đặt rễ của cây vào bình chứa và giữ cây ở vị trí trước khi thêm nước. Bạn có thể sử dụng đá và sỏi cho việc này nếu muốn; hoặc bạn có thể cho phép rễ phát triển trong toàn bộ bình chứa - điều đó chủ yếu phụ thuộc vào hình thức bạn muốn.
5. Đổ đầy nước vào bình chứa
Một khi bạn hài lòng với sự sắp xếp của mình, đã đến lúc bổ sung nước cho khu vườn thủy sinh. Nên sử dụng nước đã lọc vì sức khỏe của cây trồng. Nếu bạn đang sử dụng nước máy, hãy xả nước ra chậu và để nước qua đêm để clo có thể bay hơi hết. Ngoài ra, hãy đảm bảo nước ở nhiệt độ phòng; nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm cây bị sốc.
Nếu bạn đang sử dụng cây nổi, hãy thêm nước vào bình chứa; sau đó sắp xếp cây theo ý thích của bạn. Nếu sử dụng cây thủy sinh ngập nước hoặc bán thủy sinh; hãy thêm nước vào bình chứa sau khi đã đặt cây vào. Hãy làm thật cẩn thận để không làm xáo trộn sự sắp xếp của bạn. Khi đổ nước hãy hướng dòng nước vào một trong các cạnh bên trong bình chứa để nước không chảy trực tiếp vào cây.
6. Thêm trang trí (Tùy chọn)
Sau khi vườn cây thủy sinh đã hoàn thành, bạn có thể thoải mái thêm một vài nét trang trí. Đá trang trí, pha lê, tượng nhỏ, đồ trang trí bể cá, và nhiều thứ khác đều có thể tạo nên những nét hoàn thiện tuyệt vời.
Đặt nó ở vị trí nhận được ánh sáng gián tiếp, sáng sủa và cách xa bất kỳ cửa sổ hoặc lỗ thông hơi nào có gió lùa. Viên nén thức ăn thực vật thủy sinh có thể được sử dụng để cung cấp phân bón liên tục cho vườn cây thủy sinh của bạn. Hãy nhớ đọc kỹ tất cả các hướng dẫn trên bao bì trước khi thêm bất cứ thứ gì vào nước.
Cứ sau vài tuần, hãy thay nước và vệ sinh bình chứa nhanh chóng. Điều này sẽ đảm bảo rằng tảo không tích tụ theo thời gian, điều này có thể khiến nước trông đục và bẩn. Hãy dành thời gian này để kiểm tra bộ rễ của cây và loại bỏ những mảnh chết hoặc sắp chết.
Xem thêm
- 2 phương pháp trồng cây phú quý trong đất và thủy sinh
- Mẹo tưới nước cho cây không khí đúng cách
- Cách trồng và chăm sóc cây cảnh thủy canh