Cách mài mũi khoan đúng kỹ thuật

Cách mài mũi khoan đúng kỹ thuật

lamtho.vn 23/08/2018 03:41

Mũi khoan có sắc bén và cân đối sẽ đảm bảo cho máy khoan hoạt động tốt và hiệu quả. Khi mài mũi khoan, bảo đảm chiều dài hai lưỡi cắt như nhau, …

Mũi khoan có sắc bén và cân đối sẽ đảm bảo cho máy khoan hoạt động tốt và hiệu quả. Sau thời gian sử dụng, mũi khoan thường bị mòn hoặc rỉ do tác động của môi trường.

Để mũi khoan làm việc tốt nên cắt gọt, mặt hớt lưng ở đầu mũi khoan được mài thành mặt cong sao cho nhận được góc sau trên các lưỡi cắt. Khi mài mũi khoan, bảo đảm chiều dài hai lưỡi cắt như nhau, góc đúng yêu cầu và góc sau trên suốt chiều dài lưỡi cắt bằng nhau.

Hầu hết các mũi khoan mới được cung cấp với đầu đa năng (góc đỉnh 118° và góc sau mép cắt 8° đến 12°). Khi mũi khoan được sử dụng, các mép cắt có thể mòn và sứt mẻ, hoặc mũi khoan có thể gãy.

Bạn có thể mài mũi khoan bằng tay. Tuy nhiên, các loại máy mài đầu mũi khoan nhỏ hoặc phụ tùng mài sắc mũi khoan rẻ tiền, không khó kiếm, và cung cấp chất lượng chắc chắn hơn việc mài bằng tay.

Mũi khoan đa năng có góc đỉnh 118° và góc sau mép cắt từ 8° đến 12°.

Cách mài mũi khoan đúng kỹ thuật

Cách mài mũi khoan đúng kỹ thuật

Các bước mài mũi khoan

1-  Sử dụng kính bảo hộ khi mài mũi khoan.

2-  Kiểm tra đá mài và chỉnh đá mài.

3-  Điều chỉnh điểm tỳ dụng cụ ở máy mài để cho nó trong vòng 1/16 in (1,5 mm) kể từ bề mặt đá mài.

4- Kiểm tra sự mài mòn ở đầu mũi khoan và các biên. Nếu có sự mài mòn bất kỳ trên các biên, điều đó đòi hỏi mài đầu mũi khoan lùi lại cho đến khí tất cả sự mài mòn ở biên đã được loại bỏ.

5- Cầm mũi khoan ở gần đầu mũi bằng một tay, tay kia cầm chuôi mũi khoan hơi thấp hơn đầu mũi khoan.

Cách mài mũi khoan đúng kỹ thuật

6-  Di chuyển mũi khoan khoảng 59° so với mặt đá mài.

Lưu ý: Một đường thẳng được vạch trên điểm tựa dụng cụ theo 59° so với mặt đá mài để giữ mũi khoan ở góc thích hợp.

7- Giữ cạnh cắt hoặc mép cắt của mũi khoan song song với điểm tựa dụng cụ ở máy mài.

8- Đưa mép cắt mũi khoan tựa vào đá mài và hạ thấp chuôi mũi khoan từ từ. Không được vặn mũi khoan

9- Lấy mũi khoan ra khỏi đá mài không dịch chuyển vị trí của thân hoặc tay, quay mũi khoan nữa vòng, và mài mép cát khác.

10-  Kiểm tra góc ở đầu mũi khoan với độ dài của các mép cắt bằng bộ cỡ đầu mũi khoan.

11- Lặp lại thao tác 6 đến 10 cho đến khi các mép cắt sắc cạnh và các mặt xoắn không có dấu ngấn mài mòn.

Làm mỏng gân mũi khoan

Cách mài mũi khoan đúng kỹ thuật

Hầu hết mũi khoan được chế tạo có độ dày các gân tăng dần về phía chuôi để mũi khoan bền hơn. Khi mũi khoan ngắn dần, gân sẽ dày hơn và cần áp lực nhiều hơn để cắt. Sự gia tăng áp lực này dẫn đến nhiệt nhiều hơn, điều đó sẽ giảm tuổi thọ mũi khoan.

Để giảm áp lực khoan và nhiệt tác động, gân mũi khoan thường được làm mỏng bớt. Có thể làm mỏng các gân trên máy mài mỏng gân chuyên biệt, trên dụng cụ và máy mài mũi cắt, hoặc bằng tay trên máy mài thông thường. Điều quan trọng là khi làm mỏng gân, nên mài bớt các lượng bằng nhau ở mỗi mép. Nếu không, đầu mũi khoan sẽ lệch tâm.

Để nâng cao năng suất và đạt độ chính xác thì mũi khoan được mài trên máy mài chuyên dùng. Trong quá trình mài, các yếu tố hình học của mũi khoan như góc 2 góc 60° của lưỡi cắt và góc nghiêng của lưỡi cắt ngang, cũng như chiều dài của lưỡi cắt phải được kiểm tra.

Để giảm lực cản khi cắt gọt lúc khoan (momen xoắn và lực đẩy) ở mũi khoan có đường kính > 12mm, lưỡi cắt ngang được mài sửa trên máy mài đá mỏng mục đích là làm giảm chiều dài của lưỡi cắt ngang.

Xem thêm

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!