Bí quyết hồi sinh cây trồng bị ngập nước chi tiết bằng hình ảnh
Khi phát hiện cây trồng có dấu hiệu bị ngập úng nước do chậu trồng không có lỗ thoát nước hay lá cây đổi màu cần phải được hồi sinh và khắc phục kịp thời
Cây trồng bị ngập úng nước gây hại nghiêm trọng đến quá trình phát triển và sinh trưởng của cây nên cần phải được hồi sinh và khắc phục kịp thời. Thực tế, cung cấp quá nhiều nước sẽ làm cây bị úng bởi cây không thể thực hiện quá trình trao đổi khí, bao gồm cả việc hấp thụ dưỡng chất hay khí oxi. Bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này qua cách làm chi tiết dưới đây để hồi sinh cây trồng bị ngập nước.
Vật dụng cần thiết
- Bay, cào làm đất (Mua tại đây)
- Phân bón, phân trùn quế
- Nước sạch
- Khay, chậu
Các bước hồi sinh cây trồng bị ngập úng nước
Bước 1: Xác định dấu hiệu cây trồng bị ngập nước
– Nếu lá cây có màu xanh nhạt hoặc vàng, có nghĩa là nó đang bị úng. Nếu chồi non có màu nâu thay vì màu xanh lá, đây cũng là một dấu hiệu tương tự cho tình trạng này.
– Nếu chậu cây không có bất kỳ lỗ thoát nước nào, rất có khả năng cây đang bị úng. Bởi lượng nước thừa tích lại dưới đáy chậu khiến rễ cây bị ngập nước. Cần phải thay một chậu cây mới, thoát nước tốt để cứu sống cây.
– Khi bạn nhìn thấy đất có màu xanh lá nghĩa là tảo đang phát triển trong điều kiện thừa nước. Bạn sẽ cần phải mua đất trồng mới.
– Các dấu hiệu cây trồng héo úa mà không nảy chồi non. Điều này báo hiệu cây trồng sắp chết do bị úng
Bước 2: Nhấc cây trồng ra khỏi chậu trồng
Vỗ nhẹ cạnh chậu nhằm nới lỏng vùng rễ cây ở mỗi bên. Nhẹ nhàng giữ lấy phần trên của đất hoặc cây trồng và nhấc ra ngoài. Để cây bên ngoài chậu khoảng vài tiếng đồng hồ hoặc nửa ngày trước khi trồng lại cây vào chậu.
Khi đặt cây trồng trên giá đỡ bằng dây lưới, không khí sẽ giúp hong khô các đầu rễ trong chốc lát. Lưu ý nếu rễ cây có màu nâu. Bộ rễ khỏe mạnh thường có màu trắng.
Bước 3: Chuẩn bị chậu trồng mới có lỗ thoát nước
Sử dụng chậu cây mới có lỗ thoát nước. Đặt vài hòn sỏi hoặc lưới thực vật bên dưới đáy chậu sẽ giúp cây trồng có thêm không gian để thoát nước.
Bước 4: Xử lý đất bên trên bề mặt
Loại bỏ vùng đất có tảo phía trên bề mặt, bạn nên cẩn thận để tránh làm hại đến rễ cây. Vứt lượng đất này vào thùng rác để tránh tái sử dụng chúng.
Bước 5: Chọn lọc và hồi sinh rễ cây
Lựa ra những rễ cây đang trong quá trình thối rữa. Nếu rễ đang bắt đầu bốc mùi và phân hủy thành mùn, bạn cần phải tỉa chúng đi trước khi trồng lại vào chậu. Chỉ tỉa những bộ phận thực sự bị bệnh hoặc bị thối rữa mà thôi
Bước 6: Trồng lại cây vào chậu
Đặt cây vào chậu mới và cho đất mới vào lấp đầy các khoảng trống xung quanh rễ cây. Che lá cây lại nếu ngoài trời nắng nóng. Cách này sẽ giúp lá cây giữ được nước mà không cần tưới quá nhiều nước cho đất. Đợi đến khi phần đất bên trên khô ráo, cần nhẹ nhàng tưới thêm nước. Đặt một chiếc đĩa bên dưới chậu cây để hứng phần nước dư đọng lại.
Bước 7: Hồi sinh cây trồng sau khi bị ngập úng nước
Tưới cây chỉ khi bề mặt đất trồng đã khô ráo. Không nên đợi cho đất hoàn toàn khô ráo trong khoảng thời gian dài, bởi bạn có thể làm cho cây bị sốc. Thường xuyên kiểm tra bề mặt đất trồng trước khi tưới nước.
Cách chăm sóc và một số lưu ý
– Không nên bón phân đến khi bạn thấy chồi non xuất hiện trên thân. Hệ thống rễ cây cần phải khỏe mạnh để hấp thu các dưỡng chất. Phân bón cũng có thể thiêu hủy những rễ cây yếu ớt
– Kết hợp bón phân hai lần liên tiếp lúc tưới tiêu sau khi cây bắt đầu đâm chồi non. Điều này sẽ giúp cung cấp cho cây trồng thêm nhiều dưỡng chất khi cây phục hồi.
– Quay lại bón phân sau 7 tới 10 lần tưới khi cây trồng đã hoàn toàn hồi phục.
Xem thêm
- Bật mí cách xử lý đất trồng đúng tiêu chuẩn bổ sung dưỡng chất
- Mẹo trồng rau mầm bằng giấy ăn thay đổi khẩu vị tiết kiệm thời gian
- Mẹo làm vườn cực hay từ túi trà lọc mang công dụng bất ngờ