Hướng dẫn cách ghép hoa bát tiên lên gốc xương rồng
Cây Xương Rồng Bát Tiên hay còn có tên cây Hoa Bát Tiên, cây Hoa Mão Gai. Cây Xương Rồng Bát Tiên có gai, thân màu trắng mốc, dáng hoa đẹp nhiều màu sắc. Khi cây nở hoa sẽ tạo cho một không gian xung quanh trở nên rực rỡ và luôn tươi mới.
Cây Xương Rồng Bát Tiên hay còn có tên cây Hoa Bát Tiên, cây Hoa Mão Gai. Cây Xương Rồng Bát Tiên có gai, thân màu trắng mốc, dáng hoa đẹp nhiều màu sắc. Khi cây nở hoa sẽ tạo cho một không gian xung quanh trở nên rực rỡ và luôn tươi mới. Hoa xương rồng bát tiên có rất nhiều màu khác nhau như xanh đỏ tím vàng… Nhờ vẻ đẹp dịu dàng nên loài cây thuộc họ xương rồng này được nhiều người trồng làm hàng rào hoặc trang trí trong nhà.
Ở Việt Nam, tuy chưa có thống kê chính xác nhưng có lẽ cũng đến vài chục loại. Hoa bát tiên nếu để mọc đơn lẻ trên từng cây thì cũng đã rất đẹp và lạ mắt, nhưng nếu biết cách ghép nhiều màu hoa trên cùng một gốc ghép cổ thụ lớn thì sẽ còn đẹp hơn rất nhiều.
Làm thợ muốn chia sẻ cách ghép hoa bát tiên lên gốc xương rồng để mọi người cùng xem và tham khảo .
1. Đặc tính của cây xương rồng bát tiên
Cây xương rồng bát tiên là cây bụi, chịu hạn tốt. Cây thường được trồng ngoài trời làm cây cảnh hoa.
Cây Xương Rồng Bát Tiên thuộc họ xương rồng nên có thể sống khỏe trong điều kiện nắng nóng hoặc ít nước. Cây có khả năng chịu được ánh sáng trực xạ nhưng không quá gắt. Giống cây này chịu được độ sáng khoảng 80%. Nếu chỉ nhận được 50% ánh sáng mỗi ngày thì cây sẽ chậm phát triển và thậm chí ngưng ra hoa.
Khí hậu nóng ẩm rất thích hợp với cây xương rồng Bát Tiên. Nếu thời tiết trở lạnh lâu ngày cây sẽ phát triển chậm và ít hoa. Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 20 – 35 C, độ ẩm từ 60% – 80%.
Ngoài ra, cây không chịu nơi trồng bị bí gió, nếu trồng ở nơi này cây sẽ chậm phát triển và không sai hoa. Do đó, vườn trồng Bát Tiên cần phải thông thoáng, trồng ở nơi càng cao thì càng phát triển tốt và hoa sẽ nở lớn hơn, chẳng hạn như trên sân thượng.
2. Chuẩn bị
3. Tiến hành ghép hoa bát tiên lên gốc xương rồng
– Đây là cách ghép hoa bát tiên lên gốc xương rồng được chú Nguyễn Văn Thật (tức Ba Thật), ở phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, một nghệ nhân đã có hàng chục năm kinh nghiệm ghép tháp cây hoa cảnh và đã từng đạt hàng chục Huy chương trong các Hội thi Hoa kiểu ở tp Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận ghép thành công hiều loại hoa bát tiên lên cùng một gốc ghép là cây xương rồng đuôi phụng . Tại hội hoa xuân TPHCM năm 2001 (mà bác đã được xem) thì chậu trồng cây ghép cây hoa bát tiên lên thân cây xương rồng của chú Ba Thật đã được Huy chương bạc.
Qua trao đổi, chú Ba Thật cho biết: muốn có một cây ghép như vậy, trước hết phải sưu tầm được một cây xương rồng đuôi phụng (loại này thường được trồng làm cảnh khá nhiều ở các vùng nông thôn), trồng vào trong một cái chậu lớn để làm gốc ghép, chăm sóc cho cây phát triển tối.
Khi thấy cây đã đạt được yêu cầu mong muốn thì ghép cây bát tiên lên. Trên cây xương rồng đuôi phụng có rất nhiều nhánh, có nhánh dẹp, nhánh tròn, chú chọn những nhánh tròn để ghép, vì chúng có hình tròn giống cây bát tiên nên khi ghép sẽ dễ dính hơn.
Sau khi đã chọn được nhánh có kích thước tương tự với kích thước của nhánh định cắt làm cành ghép cây bát tiên, chú cắt bỏ ngọn của nhánh xương rồng đuôi phụng (cắt ở vị trí bánh tẻ), tại chỗ vừa cắt lấy lưỡi dao lam cắt vạt hai đường đối diện nhau tạo thành hình chữ V, chỗ cắt vạt dài khoảng 1,5-2 cm.
Cây xương rồng bát tiên
Trên cây bát tiên, chọn nhánh có độ lớn tương đương với nhánh vừa cắt vặt trên cây xương rồng đuôi phụng, cắt lấy một đoạn ngọn dài khoảng 5-6 cm.
Tại phần gốc của đoạn ngọn này, dùng lưỡi dao lam vạt hai bên tạo thành hình nêm (chỗ vặt cũng dài khoảng 1,5-2 cm) để khi ráp vào hình chữ V trên cây xương rồng đuôi phụng sẽ vừa khít.
Lắp ráp xong dùng dây nilon(loại trong) chùm kín chỗ vừa ghép, để giữ cho ngọn của cây bát tiên không bị khô và chỗ ghép không bị nước mưa làm hư thối.
Ghép xong đưa cây ra chỗ mát hoặc che nắng cho cây. Sau khi ghép khoảng 20 ngày nếu thấy cành bát tiên còn sống thì mở bao bọc nilon.
Muốn chỗ ghép dễ dính thì nên ghép vào buổi chiều mát.
– Tháp ghép:
Cây Bát Tiên rất dễ tháp ghép. Muốn ghép cho cây sống mạnh phải chuẩn bị gốc ghép. Nhất là những cây đã nhập về từ đợt trước, gọi là cây đời cũ, hoa nhỏ, không đẹp nên làm gốc ghép rất tiện.
Cắt ngang thân chính giữa chừa phần gốc còn lại khoảng 5-6 cm để làm gốc ghép, nếu cắt cao qua khi ghép lên sẽ cao lêu nghêu rất xấu, còn cắt thấp quá thì khó thao tác, phần ngọn vừa cắt có thể giâm trồng trở lại chờ cây sống mạnh, sẽ tiếp tục làm gốc ghép nữa. Cách ghép cũng vạt chữ V, tương tự như cách ghép cây sứ Thái.
a) Gốc ghép:
Tốt nhất là lấy những nhánh đã giâm trồng lại, không quá già cũng không quá non, khi ghép tỷ lệ sống rất cao, vì gốc ghép quá già hoặc quá non ghép không dính mạnh bằng gốc ghép hơi non, còn nhiều nhựa và cây ghép trồng cũng sống mạnh, phát triển rất nhanh, xem như là cây mới. Bên gốc ghép chỉ cần lấy dao bén, hay lưỡi lam, vạt hai nhát thành chữ V hơi nhọn một chút.
b) Nhánh giống ghép:
Chọn loại cây đời mới có hoa to, đẹp, cũng cắt ngang thân, lấy phần ngọn dài cỡ 5-6 cm, cũng vạt nêm bằng y như chữ V bên gốc ghép. Hay dở là vạt làm sao cho 2 chữ V của gốc ghép và nhánh ghép thật bằng nhau. Đặt nhanh chữ V bên nhánh ghép lên chữ V bên gốc ghép, đừng để lâu quá làm khô nhựa, chổ ghép dễ chết rồi lấy dây nylon quấn buộc chặt lại.
c) Cách buộc dây :
Cây Bát Tiên vì có rất nhiều gai nên bụôc dây ràng khó hơn
Cách thứ nhất : cắt bỏ hết gai chổ ghép rồi cột lại bình thường bằng dây nylon nhỏ hoặc bằng băng cao su non y như cách cột dây sứ thái cũng được, cách này dễ thao tác hơn và tỷ lệ sống cũng cao.
Cách thứ hai: là để nguyên gai, cách này khó buộc hơn, phải lấy dây nylon thật nhỏ buộc câu móc vào gai của gốc ghép với gai của nhánh ghép cho mối ghép dính chặt lại rồi mới quấn ràng chung quanh chổ ghép sau.
Cách này khó thao tác hơn nhưng tỷ lệ sống cũng rất cao. Ghép xong đem vào chổ râm mát thì không cần lấy bao nylon bao lại cũng được, còn nếu để ngoài nắng thì phải lấy bao nylon bao lại. Vì ngày sau, mở bỏ bao nylon ra nếu thấy chổ ghép còn tươi là cây ghép đã sống, nhưng nên tiếp tục để trong mát, rồi từ từ mới đem ra ngoài nắng cho cây quang hợp tốt cây sẽ dính chặt lại và sống mạnh.
Trong khi ghép nhớ đừng tưới nước thấm vào chổ ghép , chổ ghép thấm nước sẽ thối chết, cho nên chỉ tưới sương sương ở dưới gốc thôi. Đến khi nào chổ ghép dính thật liền sẹo mới được tưới nước trở lại bình thường lên khắp cả cây.
4. Chú ý
- Khi thiếu nước thì cây bị khô héo, chết dần nhưng bị úng nước thì cây còn chết nhanh hơn vì vậy việc đảm bảo đầy đủ nước cho cây nói chung và XRBT nói riêng là rất quan trọng.
- Nên tỉa bớt cành, bởi nếu để nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và làm cho kích cỡ hoa nhỏ cuống. Nên để những cành ở phía dưới gốc cây, tỉa bớt những cành ở phía trên ngọn để tạo dáng đẹp cho cây cảnh.
- Xương rồng Bát Tiên ít bị các loại bệnh gây hại. Nhưng ta cũng nên phòng trừ bệnh kịp thời nếu không cây vẫn bị hại.
Xem thêm