Takagi Việt Nam khuyến mại sản phẩm vòi tưới cây
Hướng dẫn cách ghép đu đủ tạo cây cảnh bonsai

Hướng dẫn cách ghép đu đủ tạo cây cảnh bonsai

lamtho.vn 17/11/2017 08:39

Cũng giống như cây sung, cây đu đủ cảnh chơi Tết thể hiện cuộc sống đầy đủ, sung túc cả năm nên được nhiều người chuộng. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đu đủ cảnh cũng không quá khó. Để có một chậu cây đu đủ cảnh được coi là đẹp mắt, đủ hoa, lá và quả để chơi Tết, bạn có thể tham khảo những thông tin cơ bản về kỹ thuật ghép đu đủ cảnh

Cũng giống như cây sung, cây đu đủ cảnh chơi Tết thể hiện cuộc sống đầy đủ, sung túc cả năm nên được nhiều người chuộng. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đu đủ cảnh cũng không quá khó.

Để có một chậu cây đu đủ cảnh được coi là đẹp mắt, đủ hoa, lá và quả để chơi Tết, bạn có thể tham khảo những thông tin cơ bản về kỹ thuật ghép đu đủ cảnh dưới đây

1. Đặc tính của Đu đủ

Cây đu đủ là một trong những loại cây ăn trái nhiệt đới được ưa chuộng, mau cho trái (trồng một năm là có thể hái trái), có khả năng trồng dày (2.000 — 4.000 cây/ha) và cho 20 kg trái/cây/năm. Đu đủ là loại cây góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế vườn và kinh tế gia đình hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long nhờ khả năng trồng xen dể tận dụng đất trong những năm vườn, cây ăn trái lâu năm còn tơ.

Cây đu đủ cần nhiệt độ ấm áp khoảng 25°C với lượng mưa 100 mm/tháng. Cây cần trồng nơi đủ ánh sáng để đậu trái và cho trái có phẩm chất ngon. Nhiệt độ và ẩm độ không khí quá cao hoặc quá thấp đều làm giảm khả năng đậu trái của đu đủ.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, vào các tháng quá khô (2 – 4dl) thường thiếu nước, hay vào mùa mưa (6 – 10 dl) thiếu ánh nắng, mưa nhiều (250 – 300 mm/tháng) gây úng rễ đều làm đu đủ sinh trưởng kém, ít đậu trái và giảm năng suất.

Cây đu đủ không chịu phèn, rễ mọc cạn và chịu úng kém, do đó cần chọn đất không phèn (pH = 5,5 – 6,5), tơi xốp, dễ thoát nước (giữ nước trong mương sâu 50 – 60 cm, cách mặt líp). Đất tốt, chứa nhiều dinh dưỡng ở lớp mặt.

2. Chuẩn bị dụng cụ

Dụng cụ cần ghép đu đủ: 

 

Dao ghép cây                                                 Băng keo tự dính

Chuẩn bị chậu trồng cây ghép đu đủ cảnh

Về chậu trồng cây đu đủ cảnh, lựa chọn các chậu cây được làm bằng sứ hoặc các chậu xi măng chuyên dụng cho cây cảnh. Kích thước mỗi chậu phải đủ lớn để cây sinh trưởng và phát triển. Chậu phải có lỗ thoát nước, đảm bảo thoát nước tốt.

Đất trồng

Đất trồng có ý nghĩa then chốt quyết định tỷ lệ sống của cây đu đủ trên chậu sau khi trồng nên cần phải lựa chọn đất phù hợp như hỗn hợp đất thịt ải, xỉ than tỷ lệ 3:1, ủ kỹ 12 – 15 ngày trước khi đưa vào chậu. Đất thịt ải phải là đất mới chưa qua gieo trồng bất cứ loại rau màu nào.

3. Thời vụ

Cây đu đủ không chỉ là loại quả có hương vị thơm ngon mà còn là phương thuốc quý giúp mọi người luôn khỏe mạnh. Đu đủ có khả năng trổ hoa và đậu trái quanh năm, tuy có mùa ít hoặc không đậu trái. Do vậy, để trồng đu đủ đạt năng suất cao, trái đẹp, hạn chế sâu bệnh, có thể bố trí trồng đu đủ vào mùa mưa từ tháng 7 – tháng 8. Đối với các vùng đất kém chủ động nước như bị ảnh hưởng của nước lũ cần trồng sau khi nước rút. Khi trồng, cây con phải đạt từ 20 -30 ngày tuổi.

4. Kỹ thuật ghép đu đủ

Có 3 loại mắt ghép được chọn ghép cho đu đủ tốt nhất là mắt ghép lấy từ chồi ngọn của cây con; mắt ghép lấy từ đốt thân bên dưới chồi ngọn cây con chứa  2-3 mầm lá và mắt ghép từ cây mẹ cho trái.

Sau khi cây đã cho trái, người ta dùng các chất điều hòa sinh trưởng như GA3 hay GA3 + BA phun lên thân giúp cho cây phát triển nhiều chồi non để cho ra mắt ghép.

Đu đủ bonsai

Trước hết cần ngâm hạt trong nước ấm từ 10-12 giờ, để ráo, sau đó gieo hạt trong bầu đất có kích thước 10X15cm để làm cây gốc ghép.

Chọn các giống đu đủ thuần của từng địa phương có khả năng thích ứng tốt với điều kiện đất đai, khí hậu và khả năng kháng bệnh cao để làm gốc ghép. Đường kính của cây con khoảng 7-10mm là có thể tiến hành ghép được.

Dùng dao ghép cắt ngang thân cây gốc ghép, chừa lại khoảng 5-7cm, sau đó chẻ dọc thân gốc ghép khoảng 1,5-2cm.

Cắt vát chồi ghép theo 3 loại chồi nêu trên rồi ghép vào thân gốc ghép đã chẻ đôi theo kiểu ghép nêm.

Có thể dùng dây ghép chuyên dụng tự hủy hoặc dùng kẹp giữ chặt chồi ghép và gốc ghép, để cây nơi thoáng mát, không tưới nước cho đến khi thấy chồi phát triển ở nách lá là cây đã tiếp hợp và sống.

Tháo kẹp ra và tưới nước vừa đủ độ ẩm cho cây nhanh phát triển. Tiếp tục chăm sóc bằng cách tưới thêm phân thúc, phòng trừ sâu bệnh cho cây đến khi có khoảng 5-6 lá, cao khoảng 40-50cm, bộ lá đã ổn định thì đem trồng.

5. Chú ý

Cây đu đủ cảnh thường bị một số sâu, bệnh hại chính như nhện đỏ, rệp sáp, bệnh khảm, xoăn lá do Virus, có thể phòng trừ hiệu quả bằng một trong các loại thuốc bảo vệ thực vật như Danitol 10EC; Ortus 5EC, Nitac 5EC… trừ nhện đỏ; Supracide, Suprathion, Applaud… trừ rệp sáp.

Cây đu đủ cần nhiệt độ ấm áp khoảng 25°C với lượng mưa 100 mm/tháng. Cây cần trồng nơi đủ ánh sáng để đậu trái và cho trái có phẩm chất ngon. Nhiệt độ và ẩm độ không khí quá cao hoặc quá thấp đều làm giảm khả năng đậu trái của đu đủ.

Cây đu đủ không chịu phèn, rễ mọc cạn và chịu úng kém, do đó cần chọn đất không phèn (pH = 5,5 – 6,5), tơi xốp, dễ thoát nước (giữ nước trong mương sâu 50 – 60 cm, cách mặt líp). Đất tốt, chứa nhiều dinh dưỡng ở lớp mặt.

Cách khắc phục rễ đu đủ mọc luồn qua các lỗ thoát nước gây nứt vỡ chậu: Chọn mua hoặc đặt làm các chậu có lỗ thoát nước nhỏ dưới 2cm; Đặt một miếng ngói hoặc cục xỉ than lên lỗ chậu; Sau trồng 2-3 tháng, định kỳ 15-20 ngày xoay chậu 1 vài lần.

Xem thêm

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!