Hướng dẫn các phương pháp chiết cây cảnh
Do hạn chế bởi một số điều kiện không thể gieo hạt mà chỉ có thể nhân giống bằng phương pháp nhân giống vô tính khi đó chiết cây cảnh là kỹ thuật hiệu quả nhất để nhân giống cây cảnh mà bạn móng muốn
Có một số loài cây do hạn chế bởi một số điều kiện không thể gieo hạt được mà chỉ có thể áp dụng phương pháp nhân giống vô tính. Ví dụ một số loài hoa do nhị và nhụy thoái hóa không thể ra quả, một số loài cây tuy nở hoa nhưng điều kiện khu vực, hạt không thể thành thục, dùng biện pháp gieo hạt phải chờ thời gian quá lâu, không thể đạt được yêu cầu mọc nhanh; một số loài hoa quý khi gieo hạt có thể làm thoái hóa chất lượng. Lúc đó phải dùng phương pháp nhân giống vô tính bằng cách chiết cây cảnh để làm tăng số lượng cây hoa.
Để nhân giống cây cảnh có rất nhiều cách chiết. Sau đây, Làm thợ xin được chia sẻ đến mọi người một số kỹ thuật chiết cây cảnh đem lại hiệu quả cao cho cây trồng nhà bạn.
1. Chuẩn bị dụng cụ chiết cây cảnh
2. Kỹ thuật chiết cây cảnh
Nhân giống bằng chiết cành là phương pháp lấy cành cây uốn cong xuống đất hoặc dùng đất bùn bao lại lấy cành. Chỗ đắp đất hoặc bao bùn đều phải cạo vỏ gây ra vết thương để tạo mô sẹo và kích thích cây ra rễ. Sau khi ra rễ mới tiến hành cắt thành một cây độc lập. Phương pháp này thường dùng cho cây hoa giâm cành khó ra rễ. Do trong quá trình ra rễ, cành chiết nhận được dinh dưỡng từ cây mẹ nên tỷ lệ sống cao.
Chiết cây cảnh thường có mấy phương pháp sau:
(1) Chiết nén một cành:
Chọn một cành sát đất uốn cong vùi vào đất, để ngọn cành lộ ra ngoài đất, chỗ vùi cắt một vết thương, không lâu chỗ vết thương sẽ mọc rễ cây mới.
(2) Chiết nén nhiều cành:
Những cây hoa mọc thành cụm có thể dùng phương pháp chiết nén mô đất. Đầu mùa xuân, cắt thành vết thương các cành định chiết rồi lấp đất cao lên, phủ kín các vết thương, sau 20-30 ngày các cành sẽ mọc rễ và thành cây.
(3) Chiết nén cành liên tục:
Những cây hoa có cành dài như hoa kim ngân, có thể dùng cách này. Làm thế này ta sẽ có nhiều cây mới cùng một lúc.
(4) Chiết cành cao:
Phương pháp này ta thường gọi là chiết cành. Những cây có cành cứng thô khó nén xuống đất thì ta dùng phương pháp chiết cành. Trước hết chọn vị trí dễ ra rễ, cắt thành vòng vỏ, bọc bùn và rêu bằng túi polyethylene, buộc kín 2 đầu, thường xuyên tưới nước, để giữ ẩm, sau khi ra rễ cắt tách cây ra trồng. Cây ngọc lan, cây trà, đỗ quyên ta thường dùng cách này. Thời gian chiết cành thường vào mùa xuân, khi trời ấm áp, hoa rụng, nhựa cây bắt đầu chảy, những cây hoa thường xanh thì chiết vào các tháng có mưa phùn.
(5) Chiết rễ
Lấy rễ của một cây cảnh còn nhỏ gốc ghép rồi nối một cành nào vào nó là phương pháp chiết rễ thông thường hoặc có cách chiết rễ khác đó là nếu một cây thiếu một rễ lớn và rễ chính tỏa ra rất nhiều rễ nhỏ ở mọi hướng, ta có thể áp dụng cách chiết nhiều rễ ở gốc nhờ vậy ta có thể tự tạo rễ để kết cấu một cây trở nên hoàn mỹ.
(6) Chiết cành non
Nếu ta tìm được một thân cây cụt cổ dáng đẹp nhưng chưa hoàn chỉnh, ta có thể ghép những cành non đó tuyển chọn vào những cành có chồi non của thân cây cụt để có những cành đẹp vừa ý cho các cây cảnh bonsai. Để ghép như vậy, ta cắt bỏ phần dưới của cành non gốc ghép, gọt sạch, chẻ nó một đường thẳng chính giữa khoảng 1cm. Kế đến gọt hai nhát hai bên cành để ghép, tạo thành hình mũi lao ở phía dưới, cắm nó vào khe ta đã chẻ của cành non gốc ghép. Nếu gốc ghép to lớn, có nhiều cành tỏa rộng, ta có thể ghép nhiều cành non một lúc. Sau cùng ta cột chúng lại bằng nilon và dùng bao nilon che trên ngọn của những chồi non để giữ không cho lá bị khô.
(7) Chiết gân ( ghép áp )
– Chiết gân được áp dụng cho những loại cây cảnh có sức sống kém
Kết hợp cành non với một gốc ghép trong khi cả hai đang phát triển bình thường bằng rễ của riêng chúng. Nhờ vậy cành chiết sẽ dễ sống hơn trong quá trình chiết vì cả cành và gốc ghép đều được sự hỗ trợ của rễ riêng. Phương pháp này thường được áp dụng cho những loại cây ít khả năng sống còn. Đôi khi ta để ý thấy mẫy cây cảnh của ta thiếu một cành ở một vị trí nào đó mà đấy lại là nhược điểm trong một tác phẩm được coi là hoàn hảo.
Chiều dài của vùng ngang nhau tùy theo chiều ngang của chồi, thường thì chính xác gấp 4 lần đường kính của chồi. Sau đó, áp chính xác hai phần gọt vào nhau, rồi cột chặt chằng lại bằng nilon. Thường thường viết thương của chúng sẽ lành khoảng một tháng sau. Khi thấy chồi sống được, ta cắt chồi ở chỗ giao nhau, cũng gốc ghép thì cắt ở phía trên. Phương pháp ghép gần này có thể áp dụng chúng trong thời gian tăng trưởng các loại cây.
(8) Chiết giâm
Phương pháp chiết giâm được áp dụng khi nhựa bắt đầu chảy nhưng cây cảnh lại không ra chồi non. Để chiết cành gốc ghép cần được cắt bỏ khoảng 3cm trên mặt đất phần thân trơn láng hơn thường được chọn ta rạch một đường khoảng 3cm giữa phần gỗ và vỏ. Hai hoặc ba chồi cần được bảo dưỡng ở phía trên của mầm, đầu thấp ta gọt nhọn như mũi lao, cũng giống như cách ghép cạnh.
Sau đó, ta áp mặt cắt dài vào phần cứng của gốc ghép nhưng nếu ta đặt chính xác phần của cành mầm và gốc ghép, việc chiết coi như thành công. Vỏ của gốc ghép cần được giữ liền lạc ở bên ngoài và cột chặt bằng một lớp nylon rồi ta nén đất cho chặt.