3 Phương pháp nhân giống cây lưỡi hổ dễ dàng
Lá cây lưỡi hổ được nhân giống dễ dàng bằng cách tiếp xúc với nước hoặc đất và phân chia tách cụm là một lựa chọn tuyệt vời cho những cây lớn
Cây lưỡi hổ là một trong những loại cây dễ trồng nhất trong nhà, có thể được nhân giống bất cứ khi nào bạn muốn. Những chiếc lá dễ dàng tiếp xúc với nước hoặc đất và phân chia tách cụm là một lựa chọn tuyệt vời cho những cây lớn. Tất cả những gì bạn cần để nhân giống cây lưỡi hổ là một con dao sắc hoặc kéo cắt tỉa, bầu đất và nước. Một vài mẹo đơn giản sẽ đảm bảo cây non phát triển mạnh, cung cấp nhiều cây mới trong nhà. Cây lưỡi hổ mới ra rễ mất vài tháng, nhưng sự chờ đợi là xứng đáng, đặc biệt là khi bạn bắt đầu thấy chồi mới xuất hiện.
Các tán lá độc đáo, chẳng hạn như lá đốm hoặc viền lá vàng, thường bị biến mất sau khi được nhân giống bằng cách giâm cành. Lá sẽ mọc rễ và sau đó các chồi mới hoặc các chồi con nhú ra thường có màu xanh đặc. Để có được một cây mới trông giống hệt như cây mẹ, phương pháp phân chia/tách cụm là cách tốt nhất. Chia cây con lưỡi hổ sẽ cho bạn những cây mới có màu lá giống như cây ban đầu.
1. Nhân giống cây lưỡi hổ bằng cách phân chia thân rễ
Tách cây thành nhiều phần là một phương pháp hữu ích để nhân giống các cây lưỡi hổ lớn hơn. Lưu ý rằng cây con càng lớn thì tỉ lệ sống sót càng cao và khả năng hồi phục sau khi tách mẹ càng nhanh. Đối với những cây lưỡi hổ lá dài mọc cao, bạn có thể tiến hành tách khi cây con lớn hơn bằng 1/3 cây mẹ. Còn với những dòng cây lùn thì hãy đợi cho tới khi cây con lớn gần bằng cây mẹ.
- Bắt đầu bằng cách gỡ toàn bộ cây lưỡi hổ ra khỏi chậu.
- Rũ bớt đất cũ để lộ ra "dây rốn" của cây con nối với cây mẹ
- Dùng dao sắc hoặc dụng cụ kéo cắt tỉa để cắt bỏ phần rễ bị dính chặt. Nhằm mục đích tạo ra các cây con có ít nhất 3 lá và rễ đi kèm.
- Trồng từng cây con vào một chậu chứa đầy hỗn hợp đất trồng cây chuyên dụng trong nhà.
- Tưới nước kỹ cho các chậu cây, để chúng thoát nước thật kỹ.
- Đặt chậu cây mới trồng ở nơi có ánh sáng gián tiếp nhưng sáng. Tưới nước khi thấy đất khô lúc chạm vào.
2. Nhân giống cây lưỡi hổ bằng cách giâm lá trong đất
Nên tiến hành giâm lá từ mùa xuân đến cuối hè. Hom cây lưỡi hổ sẽ ra rễ trong hỗn hợp đất bầu ẩm.
- Đầu tiên, cắt bỏ một lá của cây đã mọc, cắt lá ở gốc cây bằng dụng cụ tỉa hoặc dao.
- Tối đa hóa số lượng cây mới bằng cách cắt lá theo chiều ngang thành các miếng dài 5cm. Cắt theo góc hoặc khía các miếng lá để giúp bạn nhớ đầu nào là "dưới cùng" và đầu nào là "trên".
- Để khuyến khích sự ra rễ và ngăn ngừa bệnh thối, hãy nhúng phần cuối của mỗi lá cắt vào thuốc kích thích ra rễ.
- Đặt lá cắt sâu khoảng 1.5 cm vào hỗn hợp đất bầu ẩm và đặt giá thể ở nơi sáng sủa. Giữ đất ẩm nhưng không ướt.
- Sau khoảng hai tháng, cố gắng nhẹ nhàng nhấc lá cắt ra khỏi đất. Nếu cảm thấy có sự kháng cự, lá cắt đã bén rễ và hình thành trong chậu mới. Nếu lá cắt bật ra khỏi đất, hãy trồng lại và tiếp tục tưới nước khi đất khô.
3. Nhân giống lưỡi hổ bằng cách giâm trong nước
Giâm rễ cây lưỡi hổ dễ dàng bằng cách đặt một chiếc lá vào một bình nước sạch.
- Bắt đầu bằng cách cắt một chiếc lá của cây đã mọc. Chiếc lá được cắt phải dài ít nhất 15 cm (những chiếc lá cao hơn thậm chí còn tốt hơn).
- Cắt thành hình chữ V ngược ở đáy lá hoặc cắt thẳng đều được.
- Đặt phần cuối của chiếc lá đã cắt vào trong một cái lọ hoặc bình có chứa khoảng 7-8 cm nước. Mực nước nên cao hơn vết cắt chữ V. Vì rễ sẽ mọc ra từ mô đã cắt; nên kỹ thuật này giúp nâng phần lớn bề mặt cắt lên để rễ có chỗ để phát triển.
- Đặt bình ở nơi sáng sủa và thay nước, tráng bình mỗi tuần một lần. Rễ sẽ hình thành ở gốc của vết cắt trong khoảng hai tháng.
- Sau khi rễ hình thành, trồng phần đã ra rễ vào một chậu chứa đầy hỗn hợp đất bầu chuyên cho cây trồng trong nhà.
Xem thêm
- Hướng dẫn cách trồng cây lưỡi hổ thanh lọc không khí
- 3 Phương pháp nhân giống cây dây nhện bằng cành giâm
- Cách giâm cành từ cây trồng trong nhà thành công