Cắt may áo tay ráp căn bản nách cong

Cắt may áo tay ráp căn bản nách cong

lamtho.vn 07/04/2018 02:30

Ở bài viết hôm nay, Làm thợ sẽ hướng dẫn cắt may áo tay ráp căn bản nách cong (không banh – cổ tròn) cho quý bạn đọc với nội dung cụ thể như sau.

Ở bài viết hôm nay, Làm thợ sẽ hướng dẫn cắt may áo tay ráp căn bản nách cong (không banh – cổ tròn) cho quý bạn đọc với nội dung cụ thể như sau.

Cắt may áo tay ráp căn bản nách cong

Cắt may áo tay ráp căn bản nách cong

I. Thân sau

1. Xếp vải

  • Đo vào từ mép biên vải một khoảng bằng 1/4 vòng mông + 2 cm đường may + 2 cm cử động.
  • Tiến hành gấp đôi vải sao sao cho bề trái vải ra ngoài, lai áo về phía tay trái, cổ áo về phía tay phải và nếp gấp đôi hướng về phía người cắt.
  • Để làm đường may bạn thực hiện đo xuống 1.5 cm từ đầu vải, sau đó bắt đầu vẽ chi tiết.

2. Vẽ mẫu

  • Dài áo = AB = Số đo; Hạ eo = AC = Số đo; Hạ nách = AD = 1/4 vòng ngực.
  • Vẽ những đường thẳng nằm ngang từ A, B, C, D để làm chuẩn cho các đường vai, ngực, eo, mông, dài áo.

a. Vẽ cổ áo

Vào cổ = AE = 2/10 vòng cổ. Tiến hành vẽ cong vòng cổ từ điểm E đến điểm F; Hạ cổ = AF = 2 cm (Tham khảo hình 279)

Cắt may áo tay ráp căn bản nách cong

Cắt may áo tay ráp căn bản nách cong

b. Vẽ sườn vai

  • Ngang vai = AG = 1/2 số đo ngang vai; Hạ vai = GH = 1/10 số đo ngang vai + 0.5 cm
  • Vai xuôi = 1/10 ngang vai + 1 cm; Vai ngang = 1/10 ngang vai
  • Ta được đường sườn vai khi nối đoạn EH.

c. Vẽ nách áo

  • Ngang ngực = DD1 = 1/4 vòng ngực, có thể cộng thêm 1 cm cử động hoặc không.
  • Số đo DD2 = 1/2 ngang vai bớt 1 cm.
  • Thực hiện nối đoạn D2H -> D2I = 4 cm.
  • Vẽ cong nách áo lần lượt đi qua các điểm HID1 (vẽ cong vào 0.5 cm ở khoảng giữa HI). (Tham khảo hình 280)

d. Vẽ sườn áo

  • Ngang eo = CC1 = Ngang ngực – 2 cm; Ngang mông = BB1 = 1/4 vòng mông + 2 cm cử động.
  • Nối đoạn B1C1D ta được đường sườn thân áo.
  • Lượn hơi cong vào khoảng giữa C1D1 để thân áo không bị gãy tại C1.

e. Vẽ lai áo

  • Giảm sườn = B1B2 = 1 cm đến 2 cm
  • Thực hiện vẽ cong bắt đầu từ B2 cho đến khoảng giữa của BB1 (Đường sườn thân và đường lai thẳng góc với nhau tại B2).

3. Cắt vải

  • Đối với lai áo bạn có thể chừa từ 1 cm đến 3 cm tùy ý.
  • Chừa 1.5 cm đường may đối với sườn thân và sườn vai; Vòng nách chừa 1 cm đường may và vòng cổ chừa 0.5 cm đường may.

II. Thân trước

1. Xếp vải

Đường AB (đường giữa thân) sẽ là đường gấp đôi nếu áo chui đầu, lúc này cách xếp vải tương tự như thân sau.

Trường hợp áo cài khuy suốt:

  • Hai mép biên vải bạn gấp trùng khớp với nhau sao cho biên vải hướng về phía người cắt, lai áo về phía tay phải và cổ áo về phía tay trái, bề mặt vải úp vào trong.
  • Đo xuống 1 cm từ đầu vải để làm đường may.
  • Để làm nẹp đinh áo và phần cài khuy, lần lượt đo vào từ biên vải 4 cm và 1.5 cm.

2. Vẽ mẫu

Hạ nách, hạ eo, dài áo tương tự như thân sau.

a. Vẽ cổ áo

  • Vào cổ = AE = 2/10 vòng cổ; Hạ cổ = AF = 2/10 vòng cổ + 0.5 cm
  • Tiến hành vẽ cong vòng cổ EF, kẻ thẳng ra đến điểm F1 (đường đinh). (Tham khảo hình 281)

Cắt may áo tay ráp căn bản nách congCắt may áo tay ráp căn bản nách cong 

b. Vẽ sườn vai

  • Số đo AG = 1/2 ngang vai; Hạ vai = GH = Hạ vai sau + 0.5 cm (1/10 ngang vai + 1)
  • Ta được đường sườn vai khi nối đoạn EH.

c. Vẽ nách áo

  • Ngang ngực = DD1 = 2 cm cử động + 1/4 vòng ngực; Số đo DD2 = 1/2 ngang vai bớt 2 cm.
  • Thực hiện nối D2H -> D2I = 4 cm.
  • Tiến hành vẽ cong nách áo lần lượt qua các điểm HID1.

d. Vẽ sườn áo

  • Ngang eo = CC1 = Nang eo sau BB1 = Ngang mông sau = Ngang mông.
  • Ta được đường sườn thân áo khi nối B1C1D1. Để thân áo không bị gãy cần lưu ý lượn hơi cong tại C1.

2. Vẽ lai áo

  • Giảm sườn = B1B2 = Giảm sườn phía sau; Sa vạt = BB3 = 1 cm đến 2 cm tùy ý.
  • Vẽ cong từ điểm B2 đến điểm B3 sau đó kẻ thẳng ra đường biên vải.

Lưu ý: Tùy thuộc vào dáng người để lấy sa vạt.

  • Người lưng tôm hoặc gù lưng lấy sa vạt = 1 cm đến 2 cm giữa thân sau.
  • Người bụng to hoặc ưỡn ngực lấy sa vạt = 2 cm ở giữa thân trước.
  • Người bình thường lấy sa vạt = 1 cm ở giữa thân trước.
  • Lấy 1 đến 2 cm sa vạt ở đường có cặp nẹp đinh đối với áo có cặp nẹp đinh rời.

3. Cắt vải

  • Gấp 4 cm nẹp đinh áo vào trong trước khi cắt để đinh áo không bị hụt.
  • Đường may cắt chừa tương tự như thân sau.

III. Tay áo

1. Xếp vải

  • Đo vào từ mép vải một khoảng bằng 2/10 vòng ngực + 2 cm đường may + 1 cm cử động.
  • Gấp đôi vảo lại sao cho nếp gấp hướng về phía người cắt, bề trái vải ra ngoài, lai tay về phía tay trái, nách tay về phía tay phải.
  • Đo xuống 1 cm từ đầu vải để làm đường may.

2. Vẽ mẫu

  • Cách vẽ đối với tay dài hay tay ngắn đều như nhau, duy chỉ có số đo dài tay là khác nhau.
  • Dài tay = AB = Số đo; Hạ nách tay = AC = 1/10 vòng ngực + 3 cm
  • CE = AD = Ngang tay = 2/10 vòng ngực, có thể cộng thêm 1 cm hoặc không tùy ý.
  • Nối đoạn AE ta được đường nách tay.

a. Vẽ nách tay phía trước

  • Gọi điểm giữa của AE là O.
  • Vẽ cong vào 0.5 cm tại khoảng giữa OE; Vẽ cong ra 1 cm tại khoảng giữa OA
  • Vòng nách tay phía trước lần lượt đi qua các điểm AOE.

b. Vẽ nách tay phía sau

  • Số đo AA1 = 2 cm; Số đo OO1 = 1 cm
  • Vòng nách tay phía sau lượn cong theo đường vòng nách tay phía trước, đi qua các điểm AA1O1E.

c. Vẽ sườn tay

  • Số đo BF = 1/2 cửa tay = Ngang tay bớt đi từ 2 cm đến 3 cm.
  • Nối đoạn EF ta được sườn tay, vẽ cong vào chừng 1 đến 2 cm tại khoảng giữa.

d. Vẽ lai tay

  • Giảm sườn tay = FG = 1 – 2 cm; Tiến hành vẽ cong từ điểm G đến khoảng giữa của BF.

3. Cắt vải

Bạn cắt chừa thêm đường may tương tự như phần thân áo.

Cách tạo mẫu:

  • Từ thân áo cổ tròn, bạn có thể vận dụng các dạng cổ đã được học để dễ dàng điều chỉnh sau các kiểu áo cổ vuông, cổ chữ U, ba lai, cổ trái tim (chữ V), cổ hở, cổ thuyền, chìa khóa…

Cắt may áo tay ráp căn bản nách cong

Cắt may áo tay ráp căn bản nách cong

  • Sẽ tạo thành các kiểu áo có bâu như đã chọn nếu bạn kết hợp thêm các dạng bâu đã học từ các bài trước, chẳng hạn như áo bâu xây, bâu lọ, bâu lá sen, bâu lật chữ K, bâu cà vạt, bâu cánh én, bâu chữ B, bâu cánh cong, cánh vuông, bâu lãnh tụ, bâu tơ năng…
  • Để tạo thành các kiểu áo thông dụng và thời trang bạn có thể chủ động điều chỉnh phần tay áo và phần rộng thân sao cho hợp lý.

Như vậy, khi cắt may áo tay ráp căn bản nách cong, dựa trên cơ sở những nét chung về phần tay áo, cổ áo, thân áo, bâu áo, túi áo… bạn có thể tự mình lựa chọn và lắp ráp chi tiết để hoàn thành những kiểu áo ưng ý. Chúc các bạn thực hiện thành công

Bài viết liên quan

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!