Các đường may cơ bản
Kiến thức may cơ bản là nền tảng để bạn phát triển thành kỹ năng may điêu luyện và trở thành thợ may chuyên nghiệp. Hiểu biết về các đường may cơ bản để áp dụng chuẩn xác cho từng sản phẩm. Cùng tìm hiểu về các đường may cơ bản trong bài viết dưới đây nhé!
May vá là một lĩnh vực ngày càng phổ biến và được nhiều người thực hiện. Cùng với nó, những kiến thức may vá cho người mới bắt đầu cũng được tìm kiếm nhiều hơn, nhất là các đường may cơ bản này.
Các đường may cơ bản gồm có: các đường may tay và các đường may máy. Trong bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn các đường may tay cơ bản. Vậy để nắm rõ hơn về phần thứ 2 của các đường may cơ bản là may máy, bạn hãy cùng tham khảo trong bài nhé!
1. May Can
– Thực hiện đường may can bằng cách: úp hai mặt phải của hai tấm vải với nhau sắp bằng mép và may cách đều theo quy định.
– Yêu cầu kỹ thuật đường may can: các mép vải phải bằng nhau, vải không nhăn và đường may phải thẳng.
– Đường may can dùng để ghép các chi tiết của sản phẩm với nhau.
2. May can lật
– Thực hiện may can lật: giống hệt với may can, sau đó bạn lật mép vải về một phía.
– Yêu cầu kỹ thuật cho may can lật: các mép vải bằng nhau và đường may thẳng, lật vải sát đường may.
– May can lật để may cổ áo, may tra lưng quần.
3. May can lật đè
– Thực hiện may can lật đè: giống may can lật sau đó thực hiện thêm may một đường chỉ đè lên các mép vải lật.
– Yêu cầu kỹ thuật may can lật đè: mép vải bằng nhua, vải không nhăn, đường may thẳng, hai đường may cách đều nhau.
– Đường may can lật đè dùng để may đường dọc ống quần và đường sườn áo.
4. May can rẽ
– Thực hiện may can rẽ: giống như may can, sau đó bạn là rẽ mép vải sang hai phía.
– Yêu cầu may can rẽ: Vải không nhăn, đường may thẳng, rẽ vải sát đường may.
– May can rẽ ứng dụng may đường dọc quần, sườn áo và may nẹp áo.
5. May can rẽ chặn hai bên
– Thực hiện may can rẽ chặt hai bên: giống với may can rẻ, sau đó bạn hãy úp mặt trái vải xuống may chặn hai bên.
– Yêu cầu may can rẻ chặt hai bên: đường may chặn hai bên phải cách đều đường may can rẽ.
– Ứng dụng đường may can rẽ chặt hai bên: để can nẹp, cổ áo phía trong.
6. May can kê sổ
– Thực hiện may can kê số: đặt hai mép vải nằm chồng lên nhau khoảng 1cm, sau đó tiến hàng may một đường may thẳng giữa hai mép vải đó.
– Yêu cầu kỹ thuật may can kê số: vải không nhăn, đường may thẳng.
– May can kê số thường dùng trong trường hợp can vải dựng cổ, manchette.
7. May can kê gấp mép
– Thực hiện may can kê số: gấp mép vải vào bề trái khoảng 0,7cm, sau đó đặt chồng lên mặt phải của lớp vải thứ hai và may một đường đè lên sát mí nếp vải gấp.
– Yêu cầu kỹ thuật may may can kê gấp mép: vải không nhắn, đường may thẳng, đường may mí cách đều nếp vải gấp
– May can kê gấp mép dùng để may đáp túi, may đường dọc ống quần.
8. May ép
– Thực hiện may ép: úp mặt trái của hai tấm vải với nhau, sao cho mép vải dưới dư hơn mép vải trên khoảng 0,7cm. Sau đó gấp mép vải dưới lên ôm sát mép vải trên và may một đường may cách mép vải độ 1cm. Bước tiếp bạn trải lớp vải dưới sang phía bên kia đối xứng với lớp vải trên qua đường nối và may đường thứ hai đè lên sát mí nếp vải gấp.
– Yêu cầu về kỹ thuật may ép: đường may thẳng, hai đường may song song với nhau, may bám sát mí, vải không bị cộm không vặn.
– May ép được ứng dụng để may đường dọc ống quần bảo hộ lao động, đường sườn áo, nách áo, đường đáy quần đùi nam…
9. May lộn một đường
– Thực hiện may lộn một đường: đầu tiên bạn gấp mép vải vào mặt trái khoảng 0,7cm, tiếp tục gấp thêm một lần nữa theo quy định (bản lai) sau đó may một đường sát mí nếp vải gấp.
– Yêu cầu kỹ thuật may lộn một đường: đường may thẳng và đều, không bị vặn.
– May lộn một đường được ứng dụng để may đường lai quần, lai áo, lai tay…
10. May lộn hai đường
– Thực hiện may lộn hai đường: đặt úp mặt trái của hai miếng vải với nhau, chú ý sắp bằng mép và may đường thứ nhất cách đều mép vải 0,3cm. Sau đó xén gọn mép vải và lộn vải đưa mặt trái của vải ra ngoài và đường thứ hai cách nếp gấp của vải khoảng 0,5cm.
– Yêu cầu kỹ thuật may lộn hai đường: các lớp vải bằng nhau, không nhăn, đường may thẳng, không vặn, không lộ sợi.
– May lộn hai đường được ứng dụng để may đáy quần lưng thun, may đường vòng nách…
11. May gấp mép
– Thực hiện may gấp mép: gấp mép vải vào mặt trái khoảng 0,7cm; bạn thực hiện gấp một lần nữa to theo quy định (bản lai), may một đường sát mí nếp vải gấp.
– Yêu cầu may gấp mép: đường may phải thẳng đều, mép vải nằm êm, không bị vặn.
– May gấp mép ứng dụng để may đường lai quần, lai áo, lai tay…
12. May tra lật đè mí
– Thực hiện may tra lật đè mí: úp mặt phải của tấm vải với nhau và sắp 2 mép vải bằng nhau, tiến hành may đường thừ nhất cách đều mép vải 0,6cm. Tiếp tục, lật mặt vải ra mặt ngoài, gấp mép vải và đặt chồm lên đường may thứ nhất, may đường thứ hai sát mí nếp vải gấp.
– Yêu cầu kỹ thuật khi may tra lật đè mí: đường may thẳng, không bị vặn, đường may thứ hai phủ kín và bám sát đường may thứ nhất nhưng không đè lên đường may thứ nhất (may lọt khe).
– May gấp mép được ứng dụng để may tra cổ áo, may tra manchette…
Trên đây là những thông tin về các đường may cơ bản mà lamtho.vn đã chia sẻ đến các bạn, mong rằng sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm may để thành thạo như thợ. Chúc các bạn áp dụng thành công!
Bài viết liên quan: